Thứ Hai
5:00 Sáng - 8:00 Chiều
Thứ Ba
5:00 Sáng - 8:00 Chiều
Thứ Tư
5:00 Sáng - 8:00 Chiều
Thứ Năm
5:00 Sáng - 8:00 Chiều
Thứ Sáu
5:00 Sáng - 8:00 Chiều
Thứ Bảy
5:00 Sáng - 8:00 Chiều
Chủ nhật
5:00 Sáng - 8:00 Chiều
Có lẽ vùng đất mỏ Quảng Ninh là nơi được thiên nhiên vô cùng ưu ái, ban tặng nhiều báu vật vô giá. Ngoài những hòn đảo xinh đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, những bãi biển dài đầy thơ mộng trên Quan Lạn, Thanh Lân…Hay kỳ quan thiên nhiên thế giới – vịnh Hạ Long thì Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử là một địa chỉ không thể bỏ qua của du khách khắp nơi trong và ngoài nước. Đây chính là cái nôi của Phật giáo và danh thắng của Việt Nam, mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống, tư tưởng phương Đông cổ đại. Năm 2012 khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt, là một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh ăn khách nhất cả nước.
Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Xưa Yên Tử có tên là núi Voi hay Bạch Vân Sơn, bởi dáng núi giống hình một con voi, trên đỉnh quanh năm mây trắng bạt ngàn bao phủ.Tương truyền, có một đạo sỹ tên An Kỳ Sinh đã tu luyện thành chính quả tại đây nên người dân đặt tên núi là An Tử Sơn để tưởng nhớ công đức của ông. Sau đến thời vua Lê để tránh phạm húy nên được đổi thành Yên Tử.
Vào thời nhà Trần, đạo Phật vô cùng phát triển. Với lòng sùng đạo vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng lên núi tu hành đắc đạo thành chính quả. Tại đây, ông đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Yên Tử từ đó trở thành là cái nôi, gốc rễ, trung tâm phát triển Phật giáo lúc bấy giờ. Vì vậy, cái tên Yên Tử gắn liền với tên tuổi và cuộc đời của vị vua tài đức này cũng như sự ra đời của phái Trúc Lâm, là một cõi đi về của một thế hệ phật tử một lòng sùng đạo.
Yên Tử là một dãy núi thuộc hệ thống cánh cung đông triều, khá thấp. Có cấu tạo địa chất khá phức tạp với các loại đá gốc, sa thạch, sỏi kết sạn và phù sa cổ… đã kiến tạo nên các kỳ quan thiên nhiên hùng tráng như thác Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc, cổng Trời, đỉnh núi Yên Tử…cộng với những khu rừng nguyên sinh cổ như rừng tùng, rừng trúc với nhiều loại cây cổ thụ được người dân tôn sùng và gìn giữ cẩn thận tạo nên công trình thiên nhiên vô cùng huyền bí. Trên đỉnh núi nhiệt độ khá ấm áp, quanh năm mây trắng giăng kín mờ mờ, ảo ảo, nên thơ và đặc biệt rất hữu tình.
Đây là nơi tập trung những quần thể chùa, am, tháp, tượng linh thiêng kết hợp hài hòa với thiên nhiên hùng vỹ. Tại đây hội tụ 19 công trình kiến trúc nghệ thuật cổ có giá trị đặc biệt của quốc gia bao gồm: chùa Bí Thượng, chùa Suối Tắm, chùa Lân, chùa Giải Oan, vườn tháp Hòn Ngọc, khu Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, tượng đá An Kỳ Sinh, chùa Đồng, am Dược, am Thung, am Thiền Định, am Lò Rèn, am Diêm… Những công trình này có giá trị đặc biệt về lịch sử, là những tư liệu quý báu lưu giữ chứng tích của văn hóa tâm linh của người Việt.
Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử được xem là cái nôi ra đời đầu tiên, là nơi hình thành, phát triển sớm và lớn nhất của trung tâm Phật giáo Thiền Tông Thuần Việt, do người Việt thành lập và sáng tạo trên đất Đại Việt xưa.
Những công trình đền, chùa, am, bia, tượng, tháp…là những chứng tích quan trọng lưu giữ nhiều giá trị, nhiều giai thoại, điển tích lịch sử linh thiêng của dân tộc nhất là vào thời nhà Trần – triều đại hưng thịnh nhất trong các triều đại phong kiến của nước ta.
Hệ thống di tích trên núi Yên Tử đã được người dân sùng đạo kiến tạo vô cùng tài tình, tâm huyết, là những công trình nghệ thuật độc đáo, là tinh hoa của cả một thời đại mà hậu thế đến nay vẫn phải trầm trồ, thán phục.
Những ngôi chùa, đình, miếu tháp, am…được hình thành là sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên trở thành những di sản vật thể quý báu, là kho tàng văn hóa đa dạng minh chững hùng hồn cho sự phát triển về tầm nhìn, kiến thức điều khắc, kiến trúc của người Việt qua các triều đại từ Lý -Trần- Lê- Nguyễn.
Trải qua các triều đại phong kiến Yên Tử đều được xếp vào loại ” Danh Sơn ” và là một trong 72 linh sơn, phúc địa của đất nước. Cho đến nay, đã trở thành di sản văn hóa vật thể cấp quốc gia đặc biệt, là điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc của đông đảo du khách thập phương cũng như những tín đồ Phật giáo.
Ngoài sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, kỳ bí, hữu tình thì nơi đây còn bảo tồn được nhiều loại động thực vật quý hiếm mà khó có vùng rừng núi nào có được. Những rừng cây cổ thụ lớn với hơn 200 cây tùng đại thụ được trồng từ hơn 700 năm về trước.Ngoài ra còn là những rừng trúc bạt ngàn từ ngàn xưa, rừng Mai thanh nhã…và nhiều loại cây thuốc nam quý tượng trưng cho khí chất của người quân tử cũng như vẻ đẹp trầm mặc, tâm tính ” Tâm tức phật ” của con người.
Hội Yên Tử là lễ hội hành hương vào mùa xuân, bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng hằng năm và kéo dài suốt 3 đến 4 tháng mùa xuân. Ngoài ra, còn có các lễ hội kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, các lễ hội rằm tháng bảy…
Lễ hội nơi đây mang ý ngĩa giáo dục sâu sắc khơi gợi truyền thống yêu nước, khơi dậy cội nguồn văn hóa dân tộc, góp phần tôn vinh phát huy giá trị và quảng bá hình ảnh di tích và rừng thiêng đất nước tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Yên Tử mùa nào cũng đẹp. Vì vậy, bạn có thể đây đây vào bất kể thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp viếng thăm Yên Tử chính là vào dịp sau tết Nguyên Đán. Lúc này thời tiết mát mẻ, phù hợp để du xuân, vãn cảnh, leo núi, lên chùa cầu bình an, phúc lộc, may mắn.
Theo kinh nghiệm được chia sẻ thì nếu bạn muốn tìm đến không gian thanh tịnh, yên tĩnh để vãn cảnh chùa bạn đi vào thời điểm ngoài mùa lễ hội.
Nếu muốn đông vui, nhộn nhịp thì ghé Yên Tử vào đầu mùa xuân – mùa lễ hội Yên Tử, hay dịp lễ Phật đản, rằm tháng 7. Bạn sẽ được thưởng thức nhiều hoạt động lễ hội vô cùng đặc sắc. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem thời tiết trước khoảng một tuần khi tới Quảng Ninh để tránh gặp mưa bão.
Yên Tử cách Hà Nội khoảng 130km. Từ Hà Nội bạn có thể lựa chọn phương tiện các nhân hoặc phương tiện công cộng để di chuyển đến Yên Tử.
Nếu đi xe máy hoặc ô tô riêng bạn có thể đi theo cung đường: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (hoặc di chuyển theo đường đi Bắc Ninh) – QL18 – TP. Uông Bí – Yên Tử.
Chọn xe khách đi Yên Tử, sẽ từ bến xe Mỹ Đình, Lương Yên, hoặc Giáp Bát, xuống xe ở đền Trình ngay trên QL18. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử của nhiều du khách, bạn nên chọn các nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Hạ Long đều sẽ đi qua Yên Tử.
Đến được với cõi thiêng Yên Tử hay chính là đến với cõi Phật quả là một hành trình trèo đèo, lội suối, leo núi vất vả nhưng vẫn không khiến du khách nản lòng. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống cáp treo ở Yên Tử đã được đưa vào hoạt động, du khách có thể di chuyển tới đỉnh Yên Tử và các chùa lân cận.
Tuyến 1: Giải Oan – Hoa Yên
Tuyến 2: Một Mái – An Kỳ Sinh
Tuyến 3 :Cáp treo lên Ngọa Vân
Trẻ em dưới 6 tuổi dưới 1m2 và người già trên 70 tuổi, thương binh, tăng ni sẽ được miễn phí vé cáp treo.
Nhưng với những bạn trẻ thích trải nghiệm, khám phá thiên nhiên kỳ bí có thể leo bộ lên núi qua các con đường núi đã được khai phá và xây cầu thang bộ khá sạch sẽ cũng vô cùng thú vị.
Có thể nói khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa quý báu, những giá trị lịch sử to lớn và một nền nghệ thuật độc đáo của cư dân người Việt lúc bấy giờ. Và cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, là minh chứng cho sự ra đời và phát triển rầm rộ của đạo Phật mà cụ thể là Thiền phái Trúc Lâm, gắn liền với tên tuổi của vị vua anh minh, hiền tài. Đến nay, Yên Tử vẫn là cái tên và điểm đến tuyệt vời của du khách khắp nơi trong và ngoài nước.
Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử, x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá