Thứ Hai
5:00 Sáng - 10:00 Chiều
Thứ Ba
5:00 Sáng - 10:00 Chiều
Thứ Tư
5:00 Sáng - 10:00 Chiều
Thứ Năm
5:00 Sáng - 10:00 Chiều
Thứ Sáu
5:00 Sáng - 10:00 Chiều
Thứ Bảy
5:00 Sáng - 10:00 Chiều
Chủ nhật
5:00 Sáng - 10:00 Chiều
Du khách mỗi lần hành hương đến núi Yên Tử lễ Phật luôn được ấn tượng bởi những quần thể di tích chùa, am, đình, miếu vô cùng linh thiêng và hết sức độc đáo. Trong đó chùa Trình – ngôi chùa thuộc của ngõ Yên Tử, là điểm nghỉ chân đầu tiên của du khách thập phương trong hành trình tìm về cõi Phật.
Chùa có kiến trúc độc đáo, xây dựng trên quy mô rộng lớn, khang trang. Đó cũng là nơi để các tín đồ Phật giáo làm trọn đạo nghĩa ” đi trình về tạ ” và cũng là trung tâm văn hóa hành chính, tu học và hoằng pháp của Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.
Chùa Trình tên chữ là Thắng Nghiêm Tự, hay còn có tên khác là Bí Thượng tọa lạc trên sườn đồi ở làng Bí Thượng thuộc Tổng Bí Giàng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, nay thuộc khu Bí Thượng, phường Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông dừng chân lưu trú, nghỉ ngơi một thời gian sau khi đến núi Yên Tử tu hành và nay đã trở thành cửa ngõ non thiêng Yên Tử.
Xưa chùa được xây dựng bên ngã ba đường bộ, một ngã đi vào Yên Tử, một ngã rẽ về thủ đô và một ngã về phủ An Bang ( Quảng Ninh ngày nay. Trước chùa là một lạch sông thông thẳng ra sông Đá Bạc. Do nằm ở vị trí đặc biệt vậy, nên chùa đã thu hút rất nhiều Phật tử và viễn khách tới nghỉ chân, vãn cảnh và học đạo hàng năm.
Nền móng xây dựng chùa đầu tiên vào thời nhà Hậu Lê, xây theo hướng Tây Nam, quy mô kiến trúc kiểu chữ “Nhất” (-), chiều Đông Tây rộng 4,4m; chiều Nam Bắc rộng 5m. Cấu trúc khung cột gỗ kê trên chân tảng đá kiểu hai vì chính, hai vì phụ. Hai vì chính cách nhau 2,8m, vì phụ cách vì chính 0,8m.
Khoảng vào thế kỷ XIX, chùa tiếp tục được tu sửa và xây dựng lại theo kiến trúc cũ những quy mô và diện tích nhỏ hơn. Sang những năm đầu của thế kỷ XX, chùa bị một trận hỏa hoạn thiêu rụi. Một Phật tử họ Bùi đã phát tâm công đức xây dựng lại ngôi chùa hình chữ “Đinh” (J), rộng hơn nền chùa trước, có ba gian Tiền đường, một gian Hậu cung.
Khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dưới sự tàn phá của bom đạn chùa cũ đã bị tàn phá hoàn toàn, chỉ còn lại một ngôi tháp cũ. Đến năm 1993 nhân dân đã dùng tiền công đức để xây lại chùa . Nhận thấy được địa thế phù hợp và lịch sử bền bỉ cũng như sự linh thiêng từ ngàn năm tới năm 2006 thì nhà nước cho đầu tư xây mới với quy mô rộng lớn, khang trang như ngày nay.
Chùa hiện tại được xây dựng theo kiến trúc kiểu “nội Công (工) ngoại Quốc (国)”. Các bài trí theo kiểu chùa Việt miền Bắc và Phật giáo Đại thừa. Bao gồm 3 khu : Khu tiền đường, khu chính điện và hậu đường.
Ở không gian này thì bên trái thờ Đức Ông và hai thị giả Hộ pháp Khuyến Thiện. Bên phải Đức Thánh Hiền và hai thị giả là Hộ pháp Trừng Ác, Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Tam bảo được chia gồm 5 cấp. Câp thứ nhất trên cùng thờ Tam thế Phật (Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai). Cấp thứ hai thờ Tam thế Phật (Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai). Cấp thứ 3 thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Niêm Hoa, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên và miệng mỉm cười) và hai bên là tôn giả Ca Diếp, tôn giả A Nan. Cấp thứ tư thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề và cấp dưới cùng là tòa Cửu Long. Hai bên Tả vu, Hữu vu thờ Thập bát La Hán (18 vị La Hán).
Chính giữa thờ Tam Tổ Trúc Lâm (Trúc Lâm Sơ Tổ Trần Nhân Tông, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa và Đệ Tam Tổ Huyền Quang). Khu trái có hai ban thờ, một ban thờ Đức Thánh Trần và hai thị giả, một ban thờ 2 pho tượng ở Tam Bảo được lưu lại từ ngôi chùa cũ, 2 thị giả hai bên pho tượng Đức Phật Thích Ca ( Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền; bên phải một ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu ). Bên trái thờ di ảnh cố Thượng tọa Thích Viên Thành.
Có thể nói kiến trúc chùa Trình được thiết kế theo kiến trúc Phật giáo Đại thừa với mái uốn cong có vân mây vuốt ngược lên trời, ngói lợp hình mũi hài. Trên nóc khu tiền đường đắp hàng gạch hoa chanh, chính giữa đắp nổi bức đại tự bằng chữ Hán ghi “賁上寺” (Bí Thượng Tự). Hai đầu nóc được điêu khắc hình đầu rồng nổi kết hợp hài hòa cùng sóng nước và vân mây.
Hiện chùa còn ba ngôi tháp 3 tầng được đắp sửa lại khi xây dựng chùa năm 2006 thờ chư vị tổ sư đã từng tu học và trụ trì ở đây. Bên trong chùa là các pho tượng đều được đúc bằng bằng đồng hoặc tạc bằng gỗ mít, gỗ hương. Nhiều bộ hoành phi, câu đối được bố trí khắp các khu thờ tự, cửa võng đều được sơn son thiếp vàng. Điều đó làm cho chùa Bí Thượng trở nên uy nghiêm, huyền ảo và nguy nga hơn
Cảnh quan chùa Trình được xây dựng khá quy mô, khang trang và bài bản. Có hệ thống sân, vườn, cổng, tòa nhà ban trị sự.
Trước chùa là một sân lớn Đại Hùng. Đây là nơi chuyên dùng để tổ chức các sự kiện lớn của Ban Trị sự hay các lễ hội lớn như Lễ Mở Cửa Rừng, lễ khai hội xuân Yên Tử hàng năm, các lễ vía Bồ tát Quan Thế Âm, kỉ niệm Đức Phật Thích Ca thành đạo…
Vườn Tâm nằm bên phải sân Đại Hùng, khu vườn có hình dạng chữ ” Tâm ” ( (心). Tên khu vườn mang ý nghĩa giáo dục thiết thực. Trong vườn trồng nhiều loại cây quý như tùng, trúc, cúc, mai và nhiều loại hoa đẹp, bốn mùa đua nhau nở rộ, khỏe sắc. Mỗi hạt giống và cây cối trong vườn tượng trưng cho mỗi con người cần được gieo trồng, chăm bẵm, tưới tẩm sẽ nở hoa, kết trái ngọt. Con người được giáo dưỡng những điều tốt đẹp thì sẽ sống thiện lương, xã hội tất sẽ no ấm, thái bình.
Cổng chùa được xây dựng khá khang trang, bề thế càng tôn thêm vẻ tôn nghiêm, tráng lệ. Hai bên lối vào cổng là hai hàng mai vàng Yên Tử luôn rực rỡ sắc vàng mối dịp tết đế xuân về. Bên phải lối vào chùa là cây đa trăm tuổi. Dưới chân cây đa là tượng Đức Phật Thích Ca bằng đá xanh an mô phỏng hình ảnh Đức Phật đang an nhiên tọa thiền.
Phía đông là tòa nhà ban trị sự giao hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh được xây dựng năm 2007. Nơi đây dành để tổ chức các hoạt động tôn giáo và là nơi tu học của Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh.
Từ khi được đầu tư xây mới thì nơi đây trở thành trung tâm văn hóa, hành chính, tu học và hoằng pháp của Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, đúng với vị thế của một ngôi chùa trung tâm, là cửa ngõ vào miền đất Phật, đất Tổ của Phật giáo Việt Nam.
Tất cả các công việc hành chính cũng như các lễ hội lớn của Phật giáo Quảng Ninh đều được xử lý và tổ chức tại đây. Vào mỗi dịp hè thì các Tăng Ni trong tỉnh đều hội tụ để tu học suốt 3 tháng trời với số lượng đông nhất trong các trường hạ của tỉnh.
Ngoài ra, vào các ngày thứ 7, chủ nhật định kỳ hàng tháng đều tổ chức khóa đào tạo Ngày An Lạc thu hút rất nhiều Phật tử tham gia.
Có thể nói chùa Trình là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nhiều giai thoại cổ xưa đáng quý. Tuy đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng những gì còn lại vẫn được hậu thế trân trong và giữ gìn. Du khách mỗi khi tới chiêm bái, vãn cảnh chùa hòa mình vào cảnh trí thiên nhiên trong trẻo, thanh tịnh, nhẹ nhàng, cùng nghe tiếng chuông khánh, tiếng nhạc phật ngân lên, với tiếng đọc văn khấn như thấy lòng mình dịu nhẹ, thanh thản, bình yên tựa như được phủi hết bụi trần, bước chân vào miền cảnh giới cực lạc vậy.
Cảnh quan chùa Trình được xây dựng khá quy mô, khang trang và bài bản. Có hệ thống sân, vườn, cổng, tòa nhà ban trị sự.
Chùa hiện tại được xây dựng theo kiến trúc kiểu “nội Công (工) ngoại Quốc (国)”.
Chùa có kiến trúc độc đáo, xây dựng trên quy mô rộng lớn, khang trang. Đó cũng là nơi để các tín đồ Phật giáo làm trọn đạo nghĩa " đi trình về tạ "
Góc nhìn khác của chùa Trình
Chùa Trình, tên gọi khác là Chùa Bí Thượng vì Chùa toạ lạc trên một sườn đồi ở làng Bí Thượng thuộc Tổng Bí Giàng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên xưa
Chùa Trình (chùa Bí Thượng), P. Phương Đông, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá