Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong sử sách Việt Nam được ngợi ca là một vị vua anh minh, tài đức vẹn toàn, ông đã có công rất lớn trong việc giữ yên bờ cõi dân tộc, hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông, đưa đất nước bước vào thời kỳ kinh tế phát triển thịnh trị nhất trong các triều đại phong kiến . Việc ông từ bỏ ngai vàng xuất gia tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm vang danh một thời đã góp phần không nhỏ cho sự thái bình của xã hội. Để ghi nhớ công ơn của ông Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành đúc Bảo tượng Phật Hoàng trên núi Yên Tử thay lời tri ân, nén nhang tưởng niệm.
Vua Trần Nhân Tông sinh năm Mậu Ngọ 1258 và mất năm 1308, tên húy là Trần Khâm. Ông là con trưởng của vua Trần Thánh Tông, mẹ ruột là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Tương truyền khi ông sinh ra khí chất đã hơn người, dung mạo của một bậc thánh nhân, thần thái vô cùng phi phàm, thanh nhã, thoát tục.
Lớn lên ông là người tài trí, nhân đức, rất được lòng vua cha, được vua Trần Thánh Tông phong ngôi thái tử từ năm 16 tuổi. Sử sách đã ghi chép : Ông đã có chí xuất gia tu hành từ rất sớm, 2 lần từ chối vua cha nhận ngôi thái tử.
Có lần ông đã trèo tường bỏ trốn lên núi Yên Tử tu hành rồi lại bị vua cha bắt về. Nhận thấy trách nhiệm với xã tắc lớn lao nên ông đành tạm gác việc tu hành gánh giang sơn lên vai, lãnh đạo quân dân đánh đuổi và đập tan ý chí xâm lược của quân Nguyên Mông vào nước ta, giữ yên bỡ cõi mấy vạn năm, giúp nhân dân an cư lập nghiệp, đất nước thái bình, kinh tế phát triển.
Đến năm 1293, thiên hạ đã thái bình ông đã nhường ngôi cho con là vua Lê Anh Tông, rút về làm Thái Thượng Hoàng chuẩn bị cho sự nghiệp xuất gia tu hành. Đây là một sự kiện lớn trong lịch sử các triều đại phong kiến. Là một vị vua mà không màng đến ngai vàng quyền lực, đến cuộc sống quyền quý chọn con đường tu hành khổ cực. Trong lịch sử chỉ có vị Điều Ngự Trần Nhân Tông của chúng ta mới có thể làm được.
Sau khi lên núi Yên Tử tu hành, vua Trần Nhân Tông cùng Thiền sư Đạo Viên sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm trên cơ sở hợp nhất ba dòng thiền là Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì ni. Đây là một sự tiếp nối vĩ đại, giúp Phật giáo Việt Nam phát triển thống nhất, ổn định. Những di tích đền chùa Yên Tử đến nay hầu hết vẫn lưu truyền nhiều giai thoại đẹp về cuộc đời và quá trình tu hành đắc đạo của ông Tổ Thiền phái này.
Vì vậy, để tỏa lòng biết ơn vị vua kiệt xuất của dân tộc thế hệ sau đã tôn ông là Phật Hoàng. Năm 2009 bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đã được khởi công và hoàn thành vào năm 2013.
Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tạo lạc trên sườn núi An Kỳ Sinh, Yên Tử, nằm cách tượng đá An Kỳ Sinh vài chục mét. Bảo tượng được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên khối, trong tư thế ngồi thiền trên một đài sen vô cùng ung dung, thư thái, tĩnh tâm, an lạc, mặt quay về hướng nam, tầm nhìn hướng ra biển lớn.
Tượng được dựng trên khu đất rộng 2.200 m2 gồm khu vực đặt tượng, sân hành lễ, không gian tượng An Kỳ Sinh, sân tập kết và các công trình khác.
Từ sau khi khánh thành bảo tượng, thì đông đảo nhân dân và tín đồ Phật giáo khắp nơi luôn sẵn sàng vượt đèo, leo núi mỗi năm đều đến dâng hương, tưởng niệm, nhất là vào các ngày lễ lớn như lễ Phật đản….
Tượng đồng Phật Hoàng được tạc từ đồng nguyên khối nặng 138 tấn, đúc hoàn toàn thủ công và đúc nổi trực tiếp trên bệ bê tông, thi công trên địa hình núi đá hiểm trở, ở độ cao 912m so với mặt nước biển, thời tiết quanh năm mây mù, ẩm ướt. Đội ngũ kỹ thuật phải mất 4 năm để hoàn thành và trải qua nhiều lần đúc thử đồng mới đến được quá trình đúc tượng chính.
Tượng cao 12,6m, thân 9,9m, phần ” thịt ” đồng dày 4cm để thích nghi với không khí ẩm ướt quanh năm, tọa trên đài sen cao 2,7m. Hình dáng pho tượng đồng được phỏng theo mẫu tượng đá cổ, có niên đại thời Lê Sơ, hiện thờ trong Huệ Quang Kim Tháp.Tổng kinh phí đầu tư lên đến trên 75 tỷ đồng được lấy từ nguồn xã hội hóa.
Bởi địa hình đặt tượng hiểm trở, thời tiết quanh mây mù, gió biển thổi mang theo hơi mặn của biển, khối lượng đồng lớn nên quá trình thi công rất vất vả và trải qua nhiều lần nghiên cứu, khảo sát địa hình.
Các nghệ nhân đến từ làng Đại Bái – Bắc Ninh và Ý Yên – Nam Định đã vượt núi nằm rừng tạc tượng. Lò nấu đồng nằm trên giàn giáo thép, bố trí trên 4 tầng, xung quanh khuôn tượng, dẫn trực tiếp nước đồng vào khuôn theo hệ thống máng chảy.
Để đảm bảo dây chuyền đúc đồng thuận tiện, phù hợp với điều kiện thời tiết thì đội thi công đã phải tiến hành đúc thử 2 lần. Lần 1 đúc 3 tấn để đảm bảo độ nấu chảy của đồng trên độ cao 920m và khả năng chịu nhiệt của bệ bê tông.
Lần 2 đúc thử 7 tấn để chắc chắn khả năng nấu chảy của lò nung, hệ thống gió, móng lò, hệ thống dẫn chảy đồng, hệ thống đóng mở cửa lò, điều khiển nhiệt độ đồng… Và lần 3 mới tiến hành đúc toàn bộ tượng đồng. Sau một thời gian dài nhiều thử thách thì năm 2013 bảo tượng được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Lễ khánh thành diễn ra vào dịp Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày Phật nhập cõi Niết Bàn.
Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được xem như một viên ngọc quý trên đỉnh núi Yên Tử mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là góp phần thể hiện tinh thần Phật giáo cao cả, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Đồng thời cũng giáo dục thế hệ trẻ biết yêu cội nguồn, lịch sử dân tộc, bồi đắp tình thương, tinh thần đoàn kết. Đó cũng khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của dân tộc ta.
Có thể nói Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một trong những công trình ấn tượng mang giá trị nhân văn sâu sắc. Công trình như một đóa hoa sen tô điểm thêm cho vẻ đẹp trời mây nơi non thiêng nước biếc hữu tình, trở thành một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh độc đáo, đặc sắc trong hệ thống di sản văn hóa Yên Tử.
Bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông tạo lạc trên sườn núi An Kỳ Sinh, Yên Tử, nằm cách tượng đá An Kỳ Sinh vài chục mét
Để ghi nhớ công ơn của ông Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành đúc Bảo tượng Phật Hoàng trên núi Yên Tử thay lời tri ân, nén nhang tưởng niệm.
Hình dáng pho tượng đồng được phỏng theo mẫu tượng đá cổ, có niên đại thời Lê Sơ, hiện thờ trong Huệ Quang Kim Tháp
Bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nặng 100 tấn
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá