Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Kể từ khi ra đời, Phật giáo trở thành tôn giáo lớn nhất với mục đích cứu vớt chúng sinh, hành thiện tích đức, hướng con người tới cuộc sống lương thiện. Du nhập vào nước ta vào thời nhà Lý, phát triển rực rỡ vào thời đại nhà Trần và đến nay vẫn tồn tại song hành cũng với sự phát triển xã hội của con người.
Những di tích đền chùa Yên Tử Quảng Ninh chính là minh chứng hùng hồn nhất thể hiện lòng sùng đạo, tinh thần Phật giáo tốt đẹp của nhân dân ta. Vãn cảnh chùa Vân Tiêu – danh lam cổ tự trên đỉnh Yên Sơn vào một ngày nắng đẹp, hòa mình vào không gian rừng thẳm non thiêng nơi đây, nghe tiếng cầu kinh lễ Phật, du khách như được gội rửa sạch bụi trần, thấy lòng mình thanh thản, bình yên lạ thường.
Đỉnh núi Yên Tử là một vùng non thiêng của cõi Phật, là cõi đi về của các tín đồ Phật giáo và du khách hành hương, chiêm bái, vãn cảnh thiên nhiên. Cũng như ba di tích khác, chùa Vân Tiêu tọa lạc yên bình trên ngọn núi thiêng ngàn năm ấy.
Nằm cách mực nước biển 724m, cách chùa Bảo Sái 184m đường núi. Bao quanh chùa là thiên nhiên núi non trùng điệp, là rừng thiêng xanh thẳm, xa là biển lớn mênh mông. Quanh năm mây trắng giăng kín, ngôi chùa cũng lúc ẩn, lúc hiện trong mây mờ. Và cái tên chùa Vân Tiêu cũng bắt nguồn như vậy.
Chùa Vân Tiêu có tên gọi cũ là Am Tử Tiêu. Tục truyền, xưa đây là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông giảng giải truyền Phật Pháp cho các tăng ni, Phật tử. Và trước khi mất 4 tháng, ông đã giảng Truyền đăng lục cho Pháp Loa trên am Tử Tiêu. Đây cũng là nơi tương truyền Quốc sư Trúc Lâm Đại Sa Môn đã hóa thân hiện Phật ở đỉnh núi Vân Tiêu phù hộ cho nhân dân nhà Trần quanh năm mưa thuận gió hòa, làm ăn phát triển, dân làng bình yên, no ấm.
Mãi sau khi Phật Hoàng nhập cõi Niết Bàn, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa đã cho xây dựng nơi đây thành chùa lớn để dân chúng và các đệ tử Phật giáo tới dâng hương, khấn viếng. Chịu sự tác động của thiên nhiên nên chùa cũng bị hư hỏng và đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Bia đá cũng có ghi năm được trùng tu vào thời Lê do chúa Trịnh là chủ hưng công.
Sau một thời gian chùa bị đổ nát hoàn toàn. Nhận thấy giá trị lịch sử to lớn Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam đã vận động Phật tử hảo tâm xây dựng vào năm 2001, và một năm sau chùa được khánh thành khang trang như hiện nay.
Mang dáng dấp dấp chung của chùa thiêng Yên Tử, thiết kế kiến trúc và cách bài trí tượng thờ của chùa đậm chất Phật giáo Đại Thừa của người Việt.
Chùa được xây dựng theo hình dạng chữ Đinh (J) với diện tích 121m2, kết cấu bằng bê tông cốt thép giả gỗ, bố trí 3 gian, 2 chái, gồm Tiền Đường và Hậu Cung. Tiền Đường có bức Đại tự bằng chữ Hán “Vân Tiêu tự” (Chùa Vân Tiêu).
Mái cũng được lợp ngói mũi hài, 4 đầu mái cong vuốt ngược lên trời và được điêu khắc hình rồng vân mây.
Tiền Đường bên trái thờ Đức Ông, và hai thị giả, Hộ Pháp Khuyến Thiện. Bên phải thờ Thánh Tăng và hai thị giả, Hộ Pháp Trừng Ác.
Hậu Cung được xây thành Tam cấp: Trên cùng thờ Phật Thích Ca ở giữa, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát ở hai bên; cấp thứ hai thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn và Bảo Sái; cấp thứ ba là Toà Cửu Long. Bên trái Hậu Cung thờ Tam Tổ Trúc Lâm. Bên phải thờ tượng Quan Âm Chuẩn Đề.
Bên trái phía sau chùa, trên triền núi còn lưu dấu tích lò gốm cổ có niên đại vào thời nhà Trần.
Có thể nói cảnh trí nơi đây đặc biệt rất cõi Phật thanh tịnh, mát mẻ. Thiên nhiên núi non, rừng thẳm hùng vỹ, trầm mặc. Ngôi chùa nhỏ nằm thu mình nhỏ gọn được bốn bề cây cối xanh mát, trăm hoa rừng đua nhau khoe sắc rực rỡ mỗi độ vào xuân ôm gọn. Tiếng gõ mõ, cầu kinh khấn phật hòa lẫn âm thanh của tự nhiên vô cùng trong trẻo, nhẹ nhàng mang đến cho lòng người cảm giác lâng lâng, dịu nhẹ tựa cõi Phật nâng tâm hồn du khách lánh xa chốn trần tục.
Trước lối vào chùa là vườn tháp có tên vườn Vọng Tiên Cung (nghĩa là nhìn thấu suốt tới Tiên cung). Vườn tháp tọa lạc trên thế đất đẹp giữa lưng trời, có 6 ngôi tháp đá và gạch thờ xá lợi các Thiền sư tu ở chùa Vân Tiêu, trong đó có một tháp thờ Thiền sư Tuệ Hải, một tháp thờ Hòa thượng Đại Giác Tuệ, quê xã Hà Hoàng, Thạch Hà, Hà Tĩnh, trước tu ở chùa Long Động (chùa Lân), sau ở chùa Vân Tiêu. Các tháp còn lại được chùa là mộ của những sư tăng tu hành trong chùa, kiến trúc các tháp mang phong cách cuối thời Lê.
Ngôi tháp lớn nhất là Vọng Tiên Cung ở chính giữa vườn tháp, được xây bằng đá núi, cao 9 tầng, hình lăng trụ bát giác, tám mặt Tháp tượng trưng cho Bát chính đạo (Tám đường tu chân chính của người Phật tử được chép trong kinh Phật). Tháp có niên đại thời Nguyễn (1936), bia tháp ghi “để phụng thờ quy y chính đạo”.
Các đỉnh tháp thiết kế hình búp sen. Cửa hướng nam rất bề thế, điều khắc hài hòa, thanh thoát, đường nét nhã nhặn, uyển chuyển. Bên cạnh còn có hai cây tùng cổ điểm tô cho không gian, cảnh trí Phật giáo thanh tịnh nơi đây. Vườn tháp được ví như hòn ngọc quý nằm trong lòng núi rừng Yên Tử.
Có thể nói, chùa Vân Tiêu là một di tích lịch sử giá trị không nằm ngoài quần thể di sản chùa Yên Tử, là một trong những nơi lưu nhiều dấu tích về Phật Hoàng Trần Nhân Tông và quá trình tu thành chính quả của ông từ khi lên đỉnh Yên Sơn cho đến khi ông về miền Cực Lạc. Đứng trên chùa du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh rừng núi nơi đây và nhìn xa hơn là dòng sông Bạch Đằng mềm mại nổi giữa trời mây như một dải lụa trắng vậy.
Trước lối vào chùa là vườn tháp có tên vườn Vọng Tiên Cung (nghĩa là nhìn thấu suốt tới Tiên cung)
Cũng như ba di tích khác, chùa Vân Tiêu tọa lạc yên bình trên ngọn núi thiêng ngàn năm ấy
Chùa Vân Tiêu ở Yên Tử
Góc nhìn chính diện của chùa Vân Tiêu
Chùa Vân Tiêu, x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá