Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Trong tâm khảm du khách hành hương đến danh sơn Yên Tử thì đây là vùng đất của Phật, là đất Tổ Phật giáo Việt Nam với nhiều di tích chùa chiền, đình, miếu, am, tháp, thác….với lối kiến trúc vô cùng độc đáo và có giá trị nghệ thuật to lớn. Tuy vậy, du khách cũng không thể không ấn tượng với Đường Tùng 700 năm tuổi, gắn liền với tên tuổi ông Tổ của Thiền phái Trúc Lâm.
Cách Am Lò Rèn chừng 200m, du khách sẽ thật sự ngỡ ngàng khi thấy một con đường dốc cao dần đều dài khoảng 300m dẫn thẳng lên đỉnh núi Yên Tử. Đó chính là con đường Tùng huyền thoại, dọc hai bên toàn là những cây tùng cổ thụ cao vút, xanh ngắt, gốc rễ đã nhuốm màu thời gian. Được biết, đây là loại Tùng quý, giống được nhập từ Ấn Độ – vùng đất Phật, nơi Phật Tổ Như Lai giáng trần.
Tương truyền năm xưa trên linh sơn Yên Tử rừng xanh phủ kín, rậm rạp, tùng cũng mọc khắp nơi. Đường lên núi khá hiểm trở, hiểm nguy, muốn đi lên đỉnh phải băng rừng, vượt núi, rẽ cây, tìm hướng đi. Vua Trần Nhân Tông sau khi lên núi, tìm chốn tu hành,đã mở con đường này. Ông đã cùng các đệ tử trồng tùng hai bên đường để đánh dấu lối đi, dẫn đường cho các Phật tử lên núi. Từ đó, con đường này cùng với đường Trúc đã trở thành hướng đi chính để lên xuống cõi Phật. Ông được xem là người có công khai núi mở đường.
Ở núi rừng Yên Tử tùng có mặt ở khắp nơi nhưng nổi bật nhất vẫn là trên con đường hành hương tới chùa Hoa Yên, hai bên vệ đường là hai hàng Tùng cổ, đến nay tuổi thọ đã hơn 700 năm tuổi. Sự ra đời của con đường này gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp tu hành của ông Tổ Thiền phái Trúc Lâm.
Nơi đây được đánh giá là đường Tùng cổ nhất nước ta, hiện có khoảng hơn 250 cây tùng cổ có giá trị lịch sử, văn hóa rất lớn. Thân cây to lớn vài người ôm không hết, sừng sững, hiên ngang cao vút, mọc thẳng đứng lên trời. Vỏ cây già cỗi, dày sụ, rêu phong phủ xanh rì, kết tạo thành rãnh trên thân cây, đã được nhuốm màu thời gian, nhuộm màu sương gió, nắng mưa, bão táp.
Cành lá xum xuê, mềm mại xanh ngút ngàn, vươn rộng ra tứ phía, tỏa bóng mát rượi như bàn tay Phật dang rộng tứ phương che chở cho Phật tử khắp chốn đến non cùng thủy tận. Đặc biệt hơn là rễ tùng, rễ bám chặt, ăn sâu vào lớp núi đá, cuộn lên mặt đất tựa như những con trăn khổng lồ đang cuộn trườn bò nâng đỡ bước chân người tu hành về chốn Phật.
Rễ tỏa ra bốn phía làm điểm tựa vững chắc cho thân cây to lớn vươn lên như đài sen nơi Đức Phật an tọa. Giữa địa hình phức tạp, đất cằn sỏi đá nhưng hai hàng tùng vẫn sừng sững, hiên ngang, thẳng tắp tựa như đội quân hùng mạnh đứng bên bảo vệ cho người con của Phật trên hành trình tới Yên Tử tu hành, như những người bạn đồng hành với du khách hành hương về miền đất Phật.
Từ xưa, Tùng đã là một trong 4 loại cây tứ quý của người Việt, ” tùng, trúc, cúc, mai “. Với đặc thù về hình dáng, đặc tính trường thọ, sức sống mãnh liệt, có thể sinh trưởng tốt ở môi trường khắc nghiệt, cây tùng đại diện cho chí khí bất khuất, bền bỉ, hiên ngang, cho sức vóc phi thương của bậc trượng phu, không bao giờ khuất phục, luồn cúi trước cái ác.
Không những thế tùng còn biểu trưng cho khí phách kiên cường, ý chí bền vững, dẻo dai của con người trước thử thách của thiên nhiên, của thế gian nhiều thị phi. Dù cho ở bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn một lòng hướng về phía trước, hướng về chân lý.
Sinh sống trên những dãy núi cao, tùng còn biểu tượng cho lối sống ẩn dật, lánh xa thế tục của nhưng lại hết sức kiêu hãnh để giữ cho tâm hồn trong sạch con người cõi tu. Đi giữa hai hàng tùng cổ kính du khách như được lạc vào không gian của những câu chuyện huyền thoại, đầy kỳ bí.
Có thể nói đường Tùng là di sản văn hóa quý hiếm có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, là chứng nhân của một thời kỳ lịch sử huy hoàng của Phật gia. Đó cũng là mối giao hảo bền đẹp. là sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Đồng thời, đường Tùng cổ uy nghi dược gìn giữ đến nay, ấy cũng là một lời tri ân, tôn kính, là truyền thống ” uống nước nhớ nguồn ” của dân tộc đối với Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người không chỉ có công với dân tộc mà ngay cả khi về cõi Niết Bàn còn để lại bóng mát, tiếng thơm cho muôn đời sau.
Đường Tùng (đường Xích Tùng), x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá