Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Nhân gian có câu ra vườn Tháp Tổ, qua dốc Dây Diều, tới chùa Hoa Yên ngụ ý rằng trong quần thể di tích Yên Tử thì chùa Hoa Yên là ngôi chùa lớn và đẹp nhất. Đây cũng là nơi mà Phật Hoàng Trần Thánh Tông tu hành chính quả, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm sau khi rời bỏ chốn hồng trần. Và cũng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về cuộc đời cũng như quá trình tu hành đầy khổ hạnh của vị vua tài đức nhà Trần cũng như nhiều vị sư tăng khác.
Chùa Hoa Yên được biết là ngôi chùa đầu tiên, lớn và đẹp nhất có mặt ở Yên Tử nên còn có tên gọi là chùa Chính, chùa Cả và được nhắc đến rất nhiều trong sử sách. Từ thuở ban đầu chùa chỉ là một cái am nhỏ được dựng lên bằng gỗ khá sơ sài, mái lợp bằng lá cây, có tên là Vân Yên nghĩa là quanh năm mây trôi bao phủ, nhè nhè tựa như khói mây trên núi.
Tuy vậy, những Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã trải qua quá trình tu hành đắc đạo tại đây. Chỉ tới khi ông qua đời, vào năm 1317 chùa mới được xây dựng lại một cách hệ thống trên quy mô rộng lớn và nguy nga. Dưới thời nhà Lê vua Lê Thánh Tông đã tới đây dâng hương, viếng cảnh chùa. Nhận thấy cảnh sắc tươi tắn, muôn hoa đua nở, mây kết thành hoa giăng trước cửa, non nước hữu tình nên đã đổi tên thành chùa Hoa Yên như ngày nay.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, chịu sự tàn phá của khói lửa chiến tranh, chùa đã bị tàn phá và hư hỏng nặng. Mãi đến cuối năm 2002, chùa Hoa Yên được phép xây dựng lại trên nền chùa cổ thời Trần. Vì vậy, kiến trúc và điêu khắc của chùa mang đậm chất nghệ thuật thời Trần.
Chùa nằm ở độ cao 536 m so với mực nước biển, tọa lạc trên một sườn núi hình đầu voi. Chùa được xây dựng theo hướng Tây – Nam, lưng tựa vào vách núi, mặt tiền hướng ra biển lớn. Đây là một địa thế tuyệt đẹp, thế rồng cuộn hổ ngồi, rất hợp phong thủy. Tương truyền nơi đây rồng thần đã từng tới nằm ngủ, địa điểm chùa năm được xác định là ở trán rồng nên đặc biệt rất linh thiêng, huyền bí.
Du khách đặt chân tới đây không chỉ được chìm đắm trong linh khí ngàn năm của cõi Phật, mà còn được thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên tuyệt sắc tựa hồ như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Mỗi bước chân được bao phủ bởi mây trắng ngàn năm bồng bềnh nâng niu.
Chùa có kết cấu hình chữ “Công”, được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài kép, riềm bò nóc trang trí hình hoa thị, có hai con Rồng miệng há to ngậm hai đầu bờ nóc bờm giống sóng nước vân mây uốn cong lên mềm mại, dưới đầu Rồng là đôi Uyên ương. Vì ruồi trang trí hình hổ phù cách điệu. Hệ thống cánh cửa bức bàn để mộc trơn không trang trí. Kết cấu kiến trúc đậm nét nghệ thuật kiến trúc Phật giáo thời Lý – Trần.
Không gian chùa thiết kế theo lối mở, là sự kết hợp hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên nơi núi thiêng rừng thẳm. Nền chùa cao hơn sân, với 3 bậc tam cấp xây bằng đá, hai bên cửa chùa là hai con Rồng đá tạo nên vẻ tôn nghiêm, cổ kính và huyền thoại cho ngôi chùa.Sân chùa có ba cây Đại cổ thụ trên 700 năm tuổi, thân cây gồ ghề, rêu phong, cành lá xum xuê tảo ra tứ phía tựa như nghìn tay của Phật tỏa hương thơm khắp cõi nhân gian.
Cách bài trí bên trong chùa theo hình thức Phật giáo Đại Thừa. Gồm gian Tiền Đường, khu chính điện và nhà Tổ.
Bên trái khu tiền đường thờ Đức Chúa Ông, Hộ pháp Khuyến Thiện. Bên phải thờ Thánh Tăng, Hộ pháp Trừng Ác, Quan Âm Nam Hải.
Khu này được chia thành 3 cấp thờ : cấp thứ nhất ở trên cùng là thờ tượng Tam Thế Phật ( Phật quá khứ; Phật hiện tại; Phật vị lai ). Cấp thứ hai thờ Đức Phật Thích Ca, hai bên là hai đệ tử Ma Ha Ca Diếp dáng già nua và A Nan Đà. Cấp cuối cùng thờ Tòa Cửu Long. Ở góc bên trái hậu cung thờ tượng Địa Tạng Bồ Tát, góc bên phải là tượng Quan Âm Chuẩn Đề.
Được chia thành 7 gian chính, với 5 gian tượng thờ, còn lại 2 gian để đồ thờ và tế khí. Trung tâm thờ Tam Tổ Trúc Lâm và Tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn và tượng Bảo Sái đệ tử của Ngài. Phía bên trái thờ Tam Vương: Ngọc Hoàng ở giữa, Nam Tào, Bắc Đẩu ở hai bên, Đức Thánh Trần và hai Thị giả. Bên phải là bàn thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải và các Thị giả, tiếp bên phải thờ Chúa Thượng Ngàn và hai Thị giả.
Hiện chùa còn sót lại 39 pho tượng trong đó có một pho tượng cổ rất có giá trị của Quan Âm Nam Hải có niên đại vào cuối thế kỷ XIX. Còn lại là những pho tượng mới được đưa vào thờ từ khi trùng tu xây mới chùa.
Về bia mộ có Bia đá Hậu Phật dựng vào thời Lê niên hiệu Bảo Thái năm thứ (1723) và hai con Sấu đá thời Trần đặt trước Bia hậu Phật tại sân trước bên trái chùa Hoa Yên. Bia có hình dạng chữ nhật, phía trên hình bán nguyệt.
Mặt trước bia khắc hình ba vị Thiền sư tọa trên đài sen, đó chính là Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông ở trên, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa và Đệ Tam Tổ Huyền Quang ở bên dưới. Mặt sau bia được điêu khắc vô cùng tinh tế hình đôi Rồng chầu Nguyệt. Ngoài ra ở trước sân chùa có Bia đá hình trụ vuông có tên là: “Hoa Yên Tự Bi” có niên đại vào thời Lê.
Chùa Hoa Yên được xem là ngôi chùa đầu tiên đặt nền móng, là cái nôi cho sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm, ghi nhiều dấu ấn linh thiêng của phật Pháp từ thời Lý, Trần. Đó cũng là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu thành chính quả. Vì vậy, chùa Hoa Yên được nhắc đến rất nhiều trong sử cũ, nhân dân và vua chúa, quan lại đặc biệt rất sùng bái và thành kính. Đến với chùa Hoa Yên du khách như được đến với cội nguồn tâm linh của dân tộc, được hòa mình vào không gian cõi Phật linh thiêng từ hàng vạn năm trước.
Quanh năm trong chùa khói hương nghi ngút, mây trắng ngàn năm nhè nhẹ đưa, gió trên ngàn vi vút vọng lại hòa lẫn với tiếng chuông chùa trầm trầm, bỗng bỗng vang lên nâng tâm hồn du khách vào chốn bồng lai tiên giới. Những bon chen của cuộc sống thường nhật như tan biến, mang đến cho con người những phút giây thanh tịnh, nhẹ nhàng.
Không bỗng nhiên chùa Hoa Yên được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất, lớn nhất Yên Tử. Không những có địa thế đẹp, hợp phong thủy mà cảnh trí thiên nhiên lại đặc biệt trong trẻo, thanh thoát hài hòa với không gian Phật pháp.
Đến đây, du khách được hòa mình vào thiên nhiên hữu tình, có núi non, rừng thẳm, có trời xanh mây trắng bao la, được ngắm hoa đào, hoa mai đua nhau nở rộ, tựa hồ như lạc bước nơi tiên giới. Đây chính là sự dung hợp giữa cõi tiên và cõi phàm trần, giữa hai quan niệm đạo và đời theo quan niệm của đạo Phật.
Có thể nói chùa Hoa Yên là một di lịch sử có giá trị đặc biệt về mặt văn hóa lịch sử, là điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc. Ai đã từng đặt chân tới Yên Tử mà chưa ghé chùa Hoa Yên thì xem như chưa đến được với cõi Phật, chưa đến được với chân lý đích thực của đạo và đời.
Chùa Hoa Yên được xem là ngôi chùa đầu tiên đặt nền móng, là cái nôi cho sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Giải Oan được xây dựng dưới thời Pháp Loa – vị tổ thứ 2 của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử
Nằm trên lưng chừng núi ở độ cao 516m, chùa Hoa Yên là ngôi chùa to nhất và đẹp nhất nên còn gọi là chùa Cả
Chùa Hoa Yên được biết là ngôi chùa đầu tiên, lớn và đẹp nhất có mặt ở Yên Tử nên còn có tên gọi là chùa Chính
Chùa có kết cấu hình chữ “Công”, được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài kép, riềm bò nóc trang trí hình hoa thị, có hai con Rồng miệng há to ngậm hai đầu bờ nóc bờm
Chùa Hoa Yên, x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá