Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Yên Tử được du khách biết đến là một vùng đất linh thiêng, là đất Tổ của Phật giáo Việt Nam. Hàng năm vào những đại lễ, Yên Tử đón hàng triệu lượt khách tới hành hương, thăm viếng, vãn cảnh xưa. Nơi đây không chỉ sở hữu hệ thống cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ tuyệt mỹ, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo mà còn lưu truyền nhiều huyền thoại ly kỳ, hấp dẫn về những tu sĩ đi đầu trong việc khai thiên, mở núi linh sơn. Trong đó, truyền thuyết về pho tượng đá An Kỳ Sinh như một chứng tích rõ nhất giải thích cho nguồn gốc hình thành từ thuở sơ khai trên đỉnh An Sơn.
Tượng nằm ở độ cao hơn 900m so với mực nước biển, đây là đỉnh cao nhất trên Yên Sơn. Tọa lạc ở một khu đất khá bằng phẳng và rộng lớn xung quanh là dốc và núi đá, cách chùa Vân Tiêu 569m, ngay trên đường hành hương tới chùa Đồng. Một pho tượng đá tự nhiên lộ thể đứng sừng sững, uy nghi trên vùng núi quanh năm khói hương nghi ngút, mây trắng bao phủ, sương giăng kín lối đi, khung cảnh mờ mờ, ảo ảo, thực hư lẫn lộn. Tương truyền đây là tượng An Kỳ Sinh – một nhân vật có thật trong lịch sử có mối liên hệ đặc biệt với đỉnh Yên Tử. Du khách tới đây thắp hương khấn cầu như tưởng mình đang đi trong cõi Tiên Phật.
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu và nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh pho tượng đá cũng như truyền thuyết về nhân vật lịch sử đầy kỳ bí này. Theo một số học giả nghiên cứu, ông là một đạo sỹ người Trung Hoa, sống dưới thời Tần Thủy Hoàng. Quanh năm lên núi hái thuốc chữa bệnh cứu người, tìm linh đan, thần sa làm thuốc trường sinh bất tử. Ông rất được vua Tần trọng dụng nhưng không màng danh lợi chỉ muốn sống tụ do tự tại, phiêu bạt tứ phương, hành thiện tích đức.
Trong hành trình chu du của mình, ông đã đặt chân đến Yên Tử. Nhận thấy đây là vùng linh địa, được trời ban cho nhiều cây thuốc quý, nên đã dừng chân dựng am tu hành, ngày ngày lên núi hái thuốc bào chế thần dược. Sau cùng, ông đã mất và hóa đá tại đây. Pho tượng đá trên núi được người dân tương truyền là tượng An Kỳ Sinh. Người dân lấy tên ông đặt tên cho ngọn núi nơi ông đặt chân đầu tiên đến là núi An Tử ( núi thầy An ). Sau để tránh phạm tên húy thì đổi tên là Yên Tử và đặt bát hương thờ cúng tại đây. Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tới đây cũng ghi chép về sự tích này trong một bài thơ có tên “Thủy văn tùy bút” . Như vậy, thầy trò họ An xem là người đi đầu trong việc khai mở vùng đất thánh thiêng này.
Đây là một pho tượng hoàn toàn bằng đá nguyên khối màu xanh ngọc, có năm tuổi đã hơn bảy tám trăm năm. Nhìn bao quát đó là hình dáng một vị tu sĩ mặc áo chùng, tay lần tràng hạt, mặt hướng về phía trời phía Bắc. Thân tượng cao hơn 2m, đứng sừng sững, hiên ngang giữa đất rộng trời cao, núi non bạt ngàn tới gần nghìn năm nên đã bị rêu phong băng kín.
Tượng đứng trên một khối đá hình nấm, chân được cố định bằng xi măng. Trước mặt tượng được xây một bệ thờ ba bậc cũng bằng xi măng. Bậc trên cùng của bệ thờ đặt một bát hương bằng đá, có nhiều họa tiết hoa văn rất cổ kính, hai bậc giữa và cuối cũng bám đầy rong rêu và đã bị bào mòn bởi thời gian.
Bên phải pho tượng có hai ngôi mộ đá có bệ thờ nhỏ cũng được xây đắp bằng xi măng không ghi thông tin. Tương truyền đó là bệ thờ hai vị đệ tử của đạo sĩ An Kỳ Sinh từng theo ông học đạo trên vùng núi Yên Tử này.
Bên trái tượng có một biển bằng xi măng cắm trên một cột bê tông hình chữ nhật, nét chữ khắc lõm phết sơn vàng ghi: “Tượng An Kỳ Sinh – di tích có giá trị, đã được xếp hạng bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm”.
Theo một số giả thuyết thì pho tượng được vận chuyển từ nơi khác về đây dựng, ở ngay giữa ngực tượng có một khuôn hình chữ nhật khắc chữ Hán đã bị bào mòn nên không rõ thông tin. Đây có thể là một cách yểm tâm tượng thường thấy trong dân gian. Và cho đến nay, pho tượng đá này ẩn chứa nhiều điều huyền bí, nhiều phép màu huyền bí. Từ xa xưa, người dân đã cho rằng đây là pho tượng rất linh thiêng, là hiện thân của người đạo sĩ còn vương vấn thế gian, còn tâm nguyện chưa hoàn thành nên hóa đá tại đây.
Dân gian còn truyền tai nhau nhiều câu chuyện ly kì xảy ra tại vùng đất này. Và dần hình thành niềm tin những ai có bệnh trong người hành hương tới đây thành tâm cầu khấn bệnh tật sẽ tiêu tan, tâm hồn sẽ thảnh thơi, an tĩnh. Những người cầu tài lộc thường lấy vài đồng tiền mới chà lên mình tượng rồi cất giữ cẩn thận để mong được phù hộ phát tài phát lộc.
Về pho tượng An Kỳ Sinh đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết và nghiên cứu hấp dẫn và vẫn chưa có lời kết cuối cùng. Nhưng dù có nhiều đáp án khác nhau nhưng vẫn có thể khẳng định đây là một trong những di tích lịch sử cổ có giá trị văn hóa tâm linh rất lớn. Pho tượng cũng là chứng nhân lịch sử cho một trang sử hào hùng về vùng đất Tổ Phật giáo của đất nước, tô điểm thêm cho vẻ đẹp non thiêng, rừng thẳm nơi đây thêm phần huyền thoại, cổ kính.
Tượng An Kỳ Sinh, x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá