Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Chùa Bảo Sái là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất trong hệ thống chùa ở Yên Tử mang tên thiền sư Bảo Sái – người từng tu hành tại chùa, cũng là đệ tử đầu tiên, thân tín của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Tương truyền, trước khi Điều Ngự viên tịch ông đã được ở bên nghe lời thuyết giảng cuối cùng về triết lý căn bản của Nhà Phật. Ông cũng là người có công đầu trong việc coi sóc ấn hành Đại Tạng Kinh triều Trần. Sau khi ông mất nhân dân đã đổi tên chùa mang tên Bảo Sái để tưởng nhớ công ơn của ông với đạo với đời.
Ngôi chùa tọa lạc chênh vênh trên một vách núi Yên Tử, ở độ cao 724 mét so với mặt nước biển, cửa hướng Tây Nam, nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghi. Nơi đây là điểm dừng chân của đông đảo viễn khách khi hành hương tới cõi Phật.
Đến nay, dân gian vẫn lưu truyền một điển tích đẹp về nhà Phật. Xưa trên núi Yên Tử là chốn rừng thiêng, non ngàn. Con người và thú dữ chung sống gần nhau. Trong chùa sư thầy ngày ngày tụng kinh lễ Phật, và cứ mỗi lần như vậy có chúa sơn lâm đến bên gốc dỗi ngồi nghe kinh kệ. Ngày qua tháng lại, hổ và sư thầy gần gũi, thân thiện với nhau. Nhưng tới khi sư chùa bệnh viên tịch, chùa vắng bóng, không còn nghe tiếng cầu kinh, gõ mõ. Tứ đó, hổ buồn rầu, đau khổ gầm thét vang núi rừng, ôm chặt lấy thân cây dỗi mà cào xé. Và cũng từ đó người dân không thấy bóng hổ tới bên chùa nữa.
Để ghi nhớ câu chuyện trên thì nhân dân đã tạc tượng hổ bên giếng thiêng và khắc vào vách đá 4 chữ “Hổ bao niết linh”, tức “dấu vết ôm cây của hổ thiêng”. Ngày nay, trên thân cây dổi cổ thụ vẫn còn những vết xước lớn, được cho là dấu của móng vuốt hổ ôm cây cào xé năm đó. Điều đó càng làm cho ngôi chùa trở nên linh thiêng, huyền bí giữa ngàn năm mây núi Yên Tử
Góc chùa Bảo Sái Yên tử là gườm đá ghi câu chuyện Phật Hoàng nhập Niết bàn vào một đêm tháng mười một năm 1308, đến nay vừa tròn 707 năm.
Được xây dựng lâu đời nên nền chùa cũ đã bị hư hại, nay chỉ còn là dấu tích và đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, sửa chữa và xây mới. Vào đầu thế kỷ XX, chùa được sư bà Đàm Thái dùng tiền công đức tu sửa lần đầu. Trên tháp Trà Tỳ đã khắc ghi công lao to lớn của bà.
Sau vài chục năm, chùa lại bị trận lở đất phá hủy, và lại tiếp tục được tu bổ vào những năm 1989 và 1995. Mãi đến năm 2012, chùa được xây dựng quy mô với nhiều công trình lớn bao gồm : chính điện, nhà Tổ, sân chùa và khu vườn đá phía sau chùa.
Góc chùa Bảo Sái Yên tử là gườm đá ghi câu chuyện Phật Hoàng nhập Niết bàn vào một đêm tháng mười một năm 1308, đến nay vừa tròn 707 năm.
Chùa Bảo Sái được xây dựng trên nền chùa cũ, theo lối kiến trúc dạng chữ Đinh (丁 ) gồm 3 gian, 2 chái, và một gian hậu cung. Mái lợp ngói cong hình vân mây, điêu khắc đầu rồng. Nhà Tổ kiến trúc kiểu chữ nhất (一) có ba gian. Gian giữa thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Bảo Sái và Tổ Bồ-đề Đạt-ma.
Phía sau, bên trái chùa Bảo Sái có gườm đá, ban thờ sơn thần và giếng thiêng. Gườm đá tôn trí tượng Trần Nhân Tông ghi câu chuyện Phật Hoàng nhập Niết bàn vào một đêm tháng mười một năm 1308, đến nay vừa tròn 707 năm. Bên trái là tượng Bảo Sái trong tư thế quỳ trên bệ sen. Kề sát ban thờ sơn thần là giếng thiêng, bên giếng có tượng hổ bằng đá.
Trước giếng có cây dổi cổ thụ, thân cây còn in dấu móng vuốt hổ ôm cây đau khổ khi sư thầy qua đời và một bàn chân đá, rùa đá thiên tạo và một pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm.
Thạch hóa Trúc Lâm lưu điểm tích
Sơn cao bảo tòa kết lâu đài.
Dịch nghĩa
Nơi đá núi sáng lập phái Trúc Lâm điển tích còn lưu lại
Trên non cao tòa báu thiền môn đã kết thành lâu đài.
Đến nay chùa còn lưu giữ 3 pho tượng bằng đồng tương đối lớn trên bệ sen bằng đồng được sơn son thiếp vàng. Điều đặc biệt, tượng ở đây được đúc rỗng, trong lòng tượng có bài vị khắc ghi dấu tích của từng pho tượng. Đây cũng là 3 pho tượng đồng cổ có giá trị nhất của khu du lịch Yên Tử.
Pho tượng chính giữa, bài vị ghi: “Nam Mô A Di Đà Phật, Trần triều Yên Tử, Trúc Lâm Đệ Nhất Thánh Tổ Hoa Yên Viện. Huệ Quang Kim Tháp Đầu Đà Tịnh Huệ, Giác Hoàng Điều Ngự Đại Thánh Tổ Thiền Tọa hạ”.
Pho tượng bên trái, bài vị ghi: “Nam Việt lịch đại Trần triều Yên Tử, Trúc Lâm Đệ Nhị Thánh Tổ, Phật Tích Thanh Mai Viện, Viên Thông Bảo Tháp, Pháp Loa Tôn Giả Phổ Huệ Tinh Tri Giác, Thánh Tổ Thiền Tọa hạ”.
Pho tượng bên phải, bài vị ghi: “Nam Mô An Nam Trần triều Yên Tử, Trúc Lâm Đệ Tam Thánh Tổ, Côn Sơn Chân Phúc Viện, Chiêu Minh Tháp, Tự Tổ Huyền Quang Tôn Giả, Quốc Tứ Đặc Phong, Tam Giáo Trạng Nguyên, Đại Sở Thánh Tổ Thiền Tọa hạ.
Xưa chùa là một cái am nhỏ tên là Ngô Ngữ Viện – là nơi biên tập và ấn tống tất cả các kinh sách của Thiền Phái Trúc Lâm sau đó chúng được chuyển đến các chùa để truyền giảng thiền tông cho tín đồ, phật tử trong cả nước.
Tên gọi của chùa không chỉ là sự tưởng nhớ công đức của Thiền sư Bảo Sái mà còn mang một ý nghĩa hay về triết lý nhà Phật. Bảo Sái theo tiếng Hán nghĩa là những giọt nước chảy thành tua. Đó là sự thấm nhuần mưa móc qua ngày tháng của chúng sinh với đạo Phật. Học đạo là cả một quá trình kiên trì, bền bỉ, là một hành trình thấm tựa mưa dầm thấm sâu vào lòng đất.
Du khách dừng chân dâng hương tại chùa nhìn thấy đôi thơ câu đối ấy lòng thấy bâng khuâng như được xuôi ngược thời gian tìm về lịch sử cội nguồn cõi Phật. Đó cũng chính là sự linh thiêng, là linh khí Phật hội tụ nơi non ngàn này.
Tên gọi của chùa không chỉ là sự tưởng nhớ công đức của Thiền sư Bảo Sái mà còn mang một ý nghĩa hay về triết lý nhà Phật
Chùa được xây dựng lâu đời nên nền chùa cũ đã bị hư hại, nay chỉ còn là dấu tích và đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, sửa chữa và xây mới
Ngôi chùa tọa lạc chênh vênh trên một vách núi Yên Tử, ở độ cao 724 mét so với mặt nước biển, cửa hướng Tây Nam
Toàn cảnh chùa Bảo Sái nhìn từ trên cao
Chùa Bảo Sái, x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá