Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Vùng non thiêng Yên Tử được du khách thập phương biết đến là cái nôi ra đời Thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng một thời, là vùng non thiêng hội tụ linh khí ngàn năm của dân tộc, là trung tâm Phật giáo lớn nhất nước.
Nơi đây hội tụ hệ thống chùa chiền có giá trị đặc biệt về kiến trúc, lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Đến thăm ngôi chùa cổ Một Mái du khách không chỉ được ấn tượng bởi kết cấu cổ vô cùng đơn giản nhưng hết sức độc đáo mà còn cảm nhận được không gian cuộc sống tu hành của các Phật tử xưa.
Chùa Một Mái bình yên tọa lạc trên một sườn núi nhỏ ở vị trí lưng chừng trời, cách chùa chùa Hoa Yên về phía bên trái khoảng 500m. Thân chùa tựa vào vách núi, nửa thân chùa ẩn sâu trong hang núi tự nhiên, nửa còn lại nhô ra phía bên ngoài và chỉ có một mái lợp. Đây là thiết kế kiến trúc chùa rất tinh tế, phù hợp với địa thế, hài hòa với điều kiện tự nhiên.Vì vậy, ngôi chùa này mang cái tên Một Mái là như vây.
Tương truyền nơi đây trước kia là một hang động nhỏ gọi là Thanh Long. Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã lập am ly trần ở đây để làm nơi soạn kinh thư, đọc sách. Cảnh am tĩnh lặng, thanh thoát, cách xa nơi trần tục. Mãi sau khi Người viên tịch thì nhân dân mới góp công đức xây dựng thành chùa và tồn tại gần như nguyên vẹn đến ngày nay. Đây có lẽ là ngôi chùa có diện tích nhỏ nhất, tuy đã qua nhiều lần trùng tu nhưng gần như vẫn giữ được nguyên được thiết kế ban đầu, ít bị tác động bởi biến cố lịch sử và sự tàn phá của chiến tranh.
Từ chùa Hoa Yên du khách sẽ đi về phía Đông khoảng 200 mét, leo bộ đường núi, qua con đường núi đá, qua rừng tùng cổ thụ mọc trên đá sẽ thấy một ngôi chùa nhỏ nằm chênh vênh trên vách núi. Đó chính là chùa Một Mái.
Dọc đường lên chùa có hai ngôi tháp được xây dựng vào thời nhà Lê, trong đó có tháp Thanh Long thờ Thiền sư Nguyên Hội, trụ trì, đắc đạo tại chùa này. Ngay cạnh tháp là những cây quyết cổ thụ hàng trăm tuổi, cây bồ hòn – loài cây luôn có mặt trong các điển tích Phật giáo, cây lá ngót dùng làm thức ăn.
Ngoài ra, trên các vách núi dưới chân chùa còn có nhiều loại cây thuốc nam mọc từ nhiên rất rậm rạp. Đứng từ chùa Một Mái trông xa ra sườn núi là rừng mai cổ thụ nở rộ, tỏa sắc vàng rực rõ sáng cả vùng trời mỗi khi tết đến xuân về. Không gian quanh chùa cây cối bao phủ xanh mát, cảnh trí vô cùng tươi sáng và hết sức thanh tịnh.
Do không gian nhỏ nên vị trí và cách bài trí bàn thờ cũng được thiết kế nhỏ gọn phù hợp với kích thước. Các gian thờ chính gồm 3 gian tương ứng với 3 ban thờ được bố trí từ ngoài vào trong.
Thờ 3 pho tượng Tam Tổ ở giữa, bên trái là tượng Đức Ông, bên phải là tượng Tổ, hai bên hồi của ban và đằng sau tượng Tam Tổ còn có 3 tấm bia đá khắc chữ để lưu giữ những sự kiện, nhân vật đời trước có liên quan đến chùa.
Thờ 3 pho Tam thế : Phật Thích Ca Mâu Ni, 1 pho tượng Phật và pho tượng Mẫu.
Và ban thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài gồm 1 bia đá khắc năm Bảo Đại – 1936 và một số đồ thờ khác.
Chùa Một Mái được xây dựng theo kiến trúc đặc biệt, có một không hai. Toàn bộ chùa làm bằng gỗ, cao hơn đầu người chút ít, trong đó nửa trong của chùa là ngách hang, nửa còn lại được dựng bằng gỗ phần mái chỉ có một bên. Kích thước chùa: dài 9,6m; sâu 1,7m; chạm thượng lương 2,3m. Từ nền chùa đến xà 1,55m; nửa vì mái rộng 0,9m; chia làm bốn gian, hệ thống tường bao phía trước là những ván gỗ ghép lại với nhau. Đây là lối thiết kế đặc biệt tựa như trong chùa có hang, trong hang lại có chùa vô cùng đơn giản, mộc mạc, nhưng lại rất đặc biệt và linh thiêng.
Tuy đây là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại là nơi duy nhất trong hệ thống di tích Yên Tử đến nay vẫn còn lưu giữ được toàn bộ tượng và đồ thờ cổ. Tất cả được chế tác từ nguyên liệu đá trắng có niên đại nhà Lê. Bát hương bằng đá trắng khắc chữ “Phật, Pháp, Tăng – tam bảo kim cương” (Phật, Pháp, Tăng – ba ngôi tôn quý) và câu thần chú Mật tông “Om Mani Padme Hum” (Tâm Bồ-đề nở trong lòng người) khắc vào năm 1853.
Một số bia đá ghi lại hành trạng của các Thiền sư tu ở chùa Bồ Đà, ghi danh Phật tử hảo tâm công đức trùng tu chùa.
Tương truyền trước kia nơi đây có mạch gạo chảy ra, mỗi ngày hứng được một bát đủ để sư thầy tu tại chùa ăn trong ngày. Tới khi đến năm đói xảy ra, sư thầy muốn đục mạch lớn để lấy gạo cứu tế thì lạ thay chảy ra toàn là cát. Từ đó mạch gạo cũng không còn nữa.
Chỉ còn lại mạch nước ngầm chảy ra từng giọt trong suốt như dòng sữa mẹ. Các sư tăng trước ở đây cũng hứng lấy nước này để dùng uống vô cùng ngọt mát.
So với kiến trúc các ngôi chùa khác tại Yên Tử, thì chùa Môt Mái có thiết kế đơn giản, mộc mạc giữa chốn rừng thiêng nhưng lại tiềm ẩn cả một kho tàng lịch sử giá trị. Qua đó cùng thể hiện tính chân – thiện – mỹ gốc rễ của đạo Phật và ý chí bền vững của những tăng ni, Phật tử không màng phồn hoa, danh lợi chốn phàm trần, nhất một tấm lòng son giữ tròn đạo nghĩa Phật gia ẩn cư nơi thâm sơn cùng cốc để lại tiếng thơm cho muôn đời.
Tuy đây là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại là nơi duy nhất trong hệ thống di tích Yên Tử đến nay vẫn còn lưu giữ được toàn bộ tượng và đồ thờ cổ.
Do không gian nhỏ nên vị trí và cách bài trí bàn thờ cũng được thiết kế nhỏ gọn phù hợp với kích thước.
Chùa Một Mái bình yên tọa lạc trên một sườn núi nhỏ ở vị trí lưng chừng trời, cách chùa chùa Hoa Yên về phía bên trái khoảng 500m.
Thân chùa tựa vào vách núi, nửa thân chùa ẩn sâu trong hang núi tự nhiên, nửa còn lại nhô ra phía bên ngoài và chỉ có một mái lợp
Chùa Một Mái, x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá