Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Yên Tử chính là cái nôi của Phật giáo Việt nam, Những di tích lịch sử và danh thắng nơi đây lưu giữ hồn thiêng dân tộc, long mạch của đất nước, từ hệ thống chùa chiền, đình, miếu, am, tháp….đến khung cảnh thiên nhiên, biển biếc đều hết sức độc đáo và tuyệt mỹ. Hành hương lên linh địa, tới chùa Đồng lễ Phật, du khách phải vượt qua dãy núi đá, luồn lách qua những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau tạo thành bậc làm điểm tựa nâng đõ bước chân người viễn khách. Con đường này được xem là Cổng Trời và trên đó có một khối đá hình tựa như một chiếc oản lớn dâng lên cúng Phật có khắc chữ Hán và bát thờ đó là Bia Phật.
Đã đến Yên Tử chưa tới chùa Đồng coi như chưa đến được cõi Phật. Dù con đường núi cheo leo, vách dựng đứng nhưng những tín đồ Phật giáo vẫn không nản lòng, dùng gậy leo từng bước qua các bậc đá để lên đỉnh núi. Nơi đây là một bãi đá trầm tích cổ, sỏi đất, cát xen lẫn, kết cấu khá vững chắc, bền chặt, với khối đá to bản xếp chống lên nhau, có đoạn là những bậc thang.
Theo nghiên cứu, con đường đá này được hình thành do một quá trình kiến tạo địa chất dưới đáy đại dương cách đây hơn 10 triệu năm. Khu vực Yên Tử vốn là vịnh biển đã trồi lên vỏ trái đất hình thành đồi núi như ngày nay, hiện trên đá vẫn còn hóa thạch của vỏ sò, vỏ ốc..
Nhìn xa, bãi đá này trông giống như hàng nghìn “Linh Quy” (Rùa Thiêng) chầu về đỉnh thiêng Yên Tử. Nằm trên đỉnh cao nhất của Linh Sơn, nơi chùa Đồng linh thiêng ngàn năm hiện hữu. Cổng trời như một thử thách lòng người, như một chặng đường tu hành dài đằng đầy khổ cực mới nên duyên trở thành chính quả.
Trên khu vực cổng trời có một phiến đá tự nhiên rất lớn dựng thẳng đứng lên trời, hình tựa như một chiếc oản lớn dâng cúng Phật Tổ, trên mặt có khắc hai hàng chữ Hán, bốn chữ hàng dọc và bốn chữ hàng ngang nay đã bị mai một bởi thời gian. Dưới chân có có đặt bát hương bằng đá nhỏ.
Hàng dọc có ba chữ đã mờ, chỉ còn rõ chữ thứ tư là chữ “Phật”. Bốn chữ hàng ngang “Tứ tự hồng danh” còn khá rõ. Dựa vào nghĩa chữ, Thượng Tọa Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Toàn bộ tám chữ khắc trên Bia Phật là: A-Di-Đà Phật Tứ-Tự-Hồng-Danh”. Phiến đá này được gọi là bia Phật.
Dù hình thành từ thời gian nào những bia Phật là chứng tích lịch sử ghi dấu bước chân của người tu hành đã đến Yên Tử từ rất sớm, cách đây hàng mấy trăm năm, có lẽ vào những năm Phật giáo du nhập vào nước ta, niên đại Lý, Trần hoặc sau khi chùa Đồng được xây dựng. Bia Phật, cổng Trời Yên Tử như một dấu son lịch sử đánh dấu sự trường thọ vĩnh hằng của Phật gia với thời gian.
Cổng trời Bia Phật, x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá