Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Dân gian xưa có câu “Trăm năm tích đức tu hành, chưa về Yên Tử chưa thành quả tu” dường như đã khẳng định được vị trí độc tôn của non thiêng Yên Tử trong tâm hồn người Việt. Đến chốn cõi Phật ngàn năm này ngoài được chiêm ngưỡng những di tích bất hủ như đình, chùa, am, tháp, thác… thì khu rừng Trúc trăm tuổi linh thiêng, bình yên, huyền bí, trùng trùng, điệp điệp giữa mây mù như thổi thêm linh khí cho không gian đậm màu Phật này.
Rừng Trúc Yên Tử xanh mướt màn giữa miền đồi núi khô cằn, sỏi đá như tâm nhà Phật vẫn trong sạch, an nhiên giữa đời
Có thể nói trong tâm khảm người Việt thì ” tùng, trúc, cúc, mai ” là một trong những nhóm tứ quý tượng trưng cho khí chất thanh nhã, kiên trung, trường thọ, cho sức sống dẻo dai, mãnh liệt của người quân tử. Trong số các loài trên thì cây trúc là loài cây thân mảnh, lá mảnh, mọc thẳng đứng, có thể sống và sinh trưởng khỏe mạnh ở nơi khô cằn, sỏi đá. Trong thời tiết khắc nghiệt, mưa, rét, nắng, gió, hay trong bất cứ hoàn cảnh nào dù bị chặt phá vẫn đâm chồi nảy lộc, trổ măng, mọc cây xanh tốt.
Vì vậy, người xưa thường dùng hình ảnh cây trúc làm hình ảnh tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ, ý chí kiên cường, bất khuất, bất chấp hoàn cảnh vẫn vươn lên tỏa sáng của con người. Giữa không gian cõi Phật ngàn năm yên Tử, rừng Trúc đại diện cho ý chí sắt son của những tăng ni, phật tử, một lòng với Phật gia. Dù cho cuộc sống tu hành có trăm bề khổ cực, con đường tu thành chính quả vẫn là một chặng đường dài thì các tín đồ Phật giáo vẫn không hề nản chí. Chỉ mong đem đến chân lý chân – thiện cho đời.
Rừng Trúc Yên Tử tuổi thọ đã vài trăm năm, bao gồm cả khu rừng trúc tự nhiên và rừng trúc do các Phật tử phái Trúc Lâm và nhân dân tự trồng. Trúc ở đây mọc thành hàng, bạt ngàn, rậm rạp, phủ kiến dọc lối đi lên núi. Du khách có thể đi lên hoặc xuống Yên Tử theo đường trúc để cảm nhận được hết không gian thiên nhiên huyền bí những lại đặc biệt rất hữu tình, thơ mộng.
Rừng Trúc nhìn từ trên cao như một tấm thảm màu xanh mềm mại tô điểm cho vẻ đẹp linh thiêng của cõi Phật. Có thể nói rừng Trúc và Phật giáo là một cặp song hành, hòa hợp. Đó cũng là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, vạn vật và con người. Có lẽ vì vậy, mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã lấy tên Thiền Phái do ông sáng lập là Trúc Lâm.
Sinh trưởng ở cõi Phật nên măng trúc Yên Tử cũng có giá trị kinh tế rất lớn, là đặc sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Đó cũng là nguồn thức ăn tự nhiên, phổ biến, giản dị của các tín đồ Phật tử suốt mấy trăm năm nhất là trong thời kỳ phong kiến, cuộc sống con đói kém, thiếu hụt lương thực. Măng trúc đã trở thành món ăn thông dụng nuôi sống các đệ tử thiếu lâm và người dân vùng đất mỏ. Và nay lại trở thành đặc sản quý giá, là món quà hấp dẫn đối với du khách mỗi khi ghé thăm.
Trúc ở Yên Tử có nhiều loại nhưng quý giá nhất là loài trúc hóa rồng, chân ngắn, thân màu vàng đậm, đốt có chỗ thưa, chỗ dày, gốc trồi lên mặt đất uốn cong với bộ rễ dày, xoắn tựa râu rồng. Loài trúc này không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn có chất lượng rất tốt. Măng trúc vừa thơm, vừa bùi, vừa chắc không có vị đắng chát. Vào những ngày hè, người dân Uông Bí lần lượt lên rừng bẻ măng bán cho khách du lịch. Rừng Trúc trở thành địa điểm mưu sinh, kiếm sống của người dân quanh vùng.
Tuy nhiên, rừng Trúc hiện nay đang bị khai thác rất mạnh. Điều đó dần làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp vốn có của nơi đây nên cần có những biện pháp tích cực đi đôi giữa việc khai thác và trồng rừng, góp phần bảo vệ cảnh quan và di sản văn hóa của nhân loại.
Cùng với đường Tùng, rừng Trúc trở thành biểu tượng bất hủ của Thiền phái Trúc Lâm tại Yên Tử. Tồn tại uy nghi, bạt ngàn, phủ kiến khắp núi non trùng trùng, điệp điệp như một đội quân hùng mạnh bảo vệ sự thanh tịnh, linh khí ngàn năm của đất Phật. Cũng như một bức trường thành chở che bão táp, chắn gió biển mang đến sự bình yên cho những di tích Phật giáo thời nhà Trần.
Rừng Trúc, x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá