Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Du khách mỗi khi đặt chân đến non thiêng Yên Tử lễ Phật có lẽ đều được nghe những giai thoai đẹp đẽ về Tăng Ni, Phật tử, con người đất Việt. Nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là giai thoại về Phật Hoàng Trần Nhân Tông – vị vua tài đức vẹn toàn.
Người đã rời bỏ những phồn hoa chốn hồng trần, bước chân vào cõi Phật, tu thành chính quả, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm nổi tiếng một thời. Chùa Cầm Thực là một trong những nơi ghi dấu bước chân Người đến, thay ngàn lời cảm tạ, đời đời ghi nhớ công ơn to lớn của vị vua nhà Trần dành cho nước, cho dân, cho đời.
Hơn 700 năm trước, khi vua Trần Nhân Tông trên đường tới Yên Tử tu hành đã tới đã nghỉ chân tại đây xuống suối tắm gội sạch bị trần. Khi trời đã sang trưa, đệ tử Bảo Sái mở túi lấy cơm chay mời thầy dùng bữa. Lúc ấy, mới hay cơm chay đã hết mới sực nhớ ra hai thầy trò đã bố thí cho những người hành khất ở Cửa Ngăn.
Rồi hai thầy trò vui vẻ bảo nhau uống nước suối thay cơm cho qua cơn đói, nghỉ trưa lại trên đỉnh núi trong hình ” mâm xôi ” này rồi tiếp tục lên đường. Để ghi lại sự tích trên, nhân dân nơi đây đã dựng chùa đặt tên là ” Cầm Thực ” nghĩa là ” không ăn ” để lưu giữ điển tích này như ghi lại cho hậu thế về tấm lòng từ bi bố thí cứu độ chúng sinh của vua Trần và đệ tử Bảo Sái.
Chùa tọa lạc trên đỉnh núi tròn tựa như một mâm xôi, nằm cách chùa Suối Tắm gần 2km, cạnh dốc Mụ Chị thuộc đất Phạm Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài cái tên Cẩm Thực còn có cái tên khác là Bóng Thiêng, Linh Nhâm (tên thiền sư có công xây dựng chùa). Tương truyền, cảnh trí nơi đây tuyệt đẹp, trong trẻo, thanh tịnh, quanh năm tựa chốn ” bồng lai tiên cảnh ” núi chân du khách.
Cũng như rất nhiều di tích đền chùa ở Yên Tử, chùa Cẩm Thực trải qua nhiều biến cố lịch sử, đã qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo. Chùa xưa, nay chỉ còn lại những dấu tích cũ bởi sự mai một của thời gian và sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh.
Được dựng lên lần đầu tiên vào thời nhà Trần theo lối kiến trúc dạng chữ Nhất và mang đậm chất Phật giáo Đại Thừa. Vào những năm kháng chiến chống Pháp chùa là căn cứ địa cách mạng. Giặc Pháp ra sức phá hủy, hệ thống chùa bị tàn phá nặng, hư hỏng gần hết. Nhân dân chỉ kịp bí mật di chuyển chuông, tượng, đồ thờ xuống ngôi miếu cạnh Suối Tắm.
Trước chùa còn ba ngôi tháp đổ và một lăng nhỏ xây thời Nguyễn và một pho tượng gỗ bán thân tạc hình người Chăm có niên đại cách đây đã gần 400 năm. Đỉnh lăng được đúc hình hoa sen được điêu khắc cách điệu như đang nâng bình nước cam lộ của Phật Quan âm Bồ Tát và có nhiều dòng chữ bằng Hán văn.
Đến những năm cuối thế kỷ XIX, nhân dân đã xây dựng lại chùa kiên cố hơn, có cổng tam quan, đường lên lát đá, và xây cầu qua suối. Mãi đến năm 2004 nhà nước mới đầu tư xây mới trên nền chùa cũ theo lối kiến trúc dạng chữ ” Đinh ” (丁) như ngày nay. Trong lộ trình hành hương tới Yên Tử thì chùa Cầm Thực được xem là nơi thực hành ” tịch cốc “, mục đích để tịnh hóa thân sạch sẽ, thanh tịnh trước khi vào Cõi Phật.
Không gian chùa được bài trí theo kiến trúc chùa Việt và Phật giáo Đại thừa
Tiền đường cao hơn sân 0,75m, bậc lên được làm bằng đá xanh, hai bên lan can đá xanh trạm trổ hình Rồng cách điệu. Gian bên trái thờ Đức Chúa Ông, Hộ pháp Khuyến thiện. Bên phải thờ Thánh tăng, Tổ Bồ Đề Đạt Ma.
Hậu đường cũng chia thành 5 cấp: Cấp trên cùng là 3 pho tượng Tam Thế Phật; cấp thứ hai là Phật A-Di-Đà ở giữa, Quán Thế Âm Bồ Tát bên trái, Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải; cấp thứ ba là Tam Tổ Trúc Lâm; cấp thứ tư là Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc Đẩu; cấp thứ năm là Toà Cửu Long. Bên trái Hậu cung là Quan Âm Chuẩn Đề, bên phải là Quan Âm Bồ Tát.
Nằm phía bên phải chùa, được xây dựng khá kiên cố, tường gạch đỏ theo dạng chữ “Nhất” (-), chiều dài: 9,39m; chiều rộng: 5,3m. Kết cấu bằng bê tông, cốt thép. Mái cong, lợp ngói vẫy.Bờ nóc đơn giản không đắp vữa.Phía dưới bờ mái được xây thành tường thấp theo thế tam cấp.
Cửa chùa được làm bằng gỗ lim, cánh cửa kiểu “Thượng song hạ bản”, ở trên con song tiện, ở dưới là bản gỗ trơn không trang trí tạo sự thông thoáng và dáng vẻ cổ xưa. Đầu hồi cửa sổ hình vuông trang trí hình chữ Thọ. Tượng thờ trong chùa và điện thờ Mẫu có niên đại muộn và được bài trí thờ từ khi xây dựng lại chùa.
Có thể nói chùa Cầm Thực sở hữu cảnh trí vô cùng mát mẻ, hữu tình, thanh tịnh và đặc biệt rất yên bình. Du khách tới đây không chỉ được chiêm bái không gian cõi Phật linh thiêng từ ngàn đời mà còn được thưởng thức thiên nhiên nguyên sơ tuyệt đẹp.
Với lối nhỏ vào chùa quanh co, uốn khúc, cây cối um tùm tỏa bóng mát, hoa cỏ tỏa hương thơm ngát. Xa xa vọng lên tiếng chuông chùa lẫn tiếng cầu kinh hòa quện cùng âm thanh tự nhiên của muông thú, gió ngàn. Du khách như tưởng mình lạc vào cõi Tiên.
Đây là cây cầu nhỏ dẫn lối vào chùa. Mặt cầu nhỏ cong duyên dáng, quyến rũ, thành cầu trang trí những đóa sen đủ màu. Đây là nơi ra đời những bức ảnh, vi deo cực kỳ lãng mạn và ấn tượng.
Mang dáng dấp cổ kính, uy nghiêm của một ngôi chùa Phât giáo. Bao quanh là những hàng thông xanh ngút ngàn cùng đôi câu thơ : “Cổ tự lưu danh Linh Nhâm Tự. Kim thời hiển tích Trúc Lâm Thiền” (“Từ xưa vẫn lưu danh ngôi chùa Bóng Thiêng.Thời nay sự tích Thiền Trúc Lâm còn hiển hiện” )
Có lẽ đến với Chùa Cầm Thực Yên Tử du khách như được tìm về cội nguồn văn hóa tâm linh đặc sắc của người Việt. Đây có lẽ là ngôi chùa còn lưu lại nhiều dấu vết cổ nhất trong số quần thể di tích chùa cõi Phật. Với những ai muốn tìm lại không khí ngàn năm, gội rửa phàm tục thì đây quả là lộ trình hành hương đầu tiên, đáng lưu lại.
Chùa Cầm Thực, P. Phương Đông, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá