Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Vãn cảnh chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử vào một ngày nắng đẹp du khách được hòa mình trong không gian Phật giáo đầy ấn tượng. Nghe tiếng chuông khánh từng hồi ngân lên, cùng tiếng cầu kinh khấn Phật của tăng sư trong chùa, được nghe những chuyện xưa tích cũ.
Nằm trong thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách chùa Cầm Thực khoảng hơn 3km, chùa Lân được xem là một trong những ngôi chùa Trình lúc bấy giờ và cũng là điểm dừng chân đầu tiên của vua Trần khi lên núi Yên Tử tu hành.
Tương truyền, khi thầy trò vua Trần Nhân Tông và Bảo Sái trên đường lên núi Yên Tử tu hành đã dừng chân nghỉ qua đêm tại đây. Lúc ấy, vua Trần đang say giấc bỗng thấy Rồng hạ phàm đưa ông đến một cái động lớn. Phía dưới có hồ nước trong xanh, trong hồ toàn sen vàng nở rộ, tỏa hương thơm ngát.
Rồng chở vua dạo chơi quanh hồ sen sau đó đặt ông ngồi trên một bệ sen dát vàng. Lúc đó vua giật mình tỉnh dậy, vẫn thấy hương sen thoang thoảng vây quanh. Rồi ngài kể lại câu chuyện cho Bảo Sái nghe, lúc ấy có bầy rồng đất rủ nhau đến đến nghe động chúng lại bỏ đi.
Vua bảo đây là nơi ở của rồng nên đặt tên là Động Rồng hay Long Động Tự là xuất phát từ điển tích này.
Trước chùa Lân chỉ là một cái động nhỏ. Sau khi tới Yên Tử tu hành thì vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng chùa khá khang trang, kiên cố phục vụ cho việc truyền giảng Phật pháp, độ tăng. Vua Trần cùng với hai vị Tổ sư khác là Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết Pháp, giảng Kinh.
Mãi đến khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, nơi này trở thành căn cứ kháng chiến, nên bị giặc Pháp ném bom bắn phá. Chùa gần như bị hư hỏng và sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn hệ thống các mộ tháp gồm 23 tháp, trong đó tháp lớn nhất là tháp Tịch Quang (Thiền sư Chân Nguyên, 1647-1726). Dần nhân dân đã trùng tu, tôn tạo lại chùa nhưng với quy mô nhỏ.
Mãi đến năm 2002 thì UBND tỉnh Quảng Ninh cho tiến hành xây dựng lại chùa quy mô lớn hơn dựa trên nền chùa cũ. Từ đó, chùa Lân trở thành Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử và du khách tới tham quan, lễ Phật.
Công trình Chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng do sự khởi xướng của Hòa Thượng Thích Thanh Từ – Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và lòng thành kính cúng dường của Sư Ni Thích Đàm Châu sau vài thập kỷ trong thế kỷ 20 đã tu hành ở Chùa Lân, cùng với công đức của du khách gần xa trong và ngoài nước.
Sau khi được trùng tu xây dựng vào năm 2002 thì chùa Lân thực hiện 3 chức năng chính:
Chùa là nơi nghiên cứu, bảo tồn, lưu trữ các kinh văn, thư tịch, các ấn phẩm văn hoá về Yên Tử, Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Là nơi các tu sĩ, Phật tử và những ai muốn tu hành Thiền theo Phái Thiền Trúc Lâm tu học Phật đạo. Và cũng là nơi tham quan, vãn cảnh hành hương lễ Phật của du khách, là điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc của Quảng Ninh.
Trên lộ trình hành hương vào Yên Tử, du khách thập phương ai cũng phải đi qua cổng ngôi chùa linh thiêng này, rồi qua 9 suối để vào núi Yên Tử như vượt 9 tầng trời mới tới được cảnh giới nhà Phật. Đó được xem như một chặng đường dài nhiều gian truân để thử thách lòng người.
Cũng như bao ngôi chùa khác trong hệ thống chùa Yên Tử thì ngôi chùa này cũng được xây dựng theo lối kiến trúc Phật giáo Đại Thừa và kiểu chùa miền Bắc. Với mái cong đầu đao vuốt ngược lên nền trời, mái được điêu khắc hình rồng, kỳ lân ẩn hiện trong mây. Mái được lợp ngói đỏ, kết cấu tường bê tông, sơn son thiếp vàng, nguy nga, và vô cùng tráng lệ.
Vô cùng uy nghi có tên là Đại Hùng Bảo Điện. Trên bậc thềm hoa trưng bày dấu tích nền móng chùa thời Trần, dưới mặt đất thời nay 0,7 mét. Chính điện thờ tượng Phật Tổ Thích Ca, tay nâng đóa sen vàng mới nở, mắt nhìn thấu tỏ cõi nhân thiên. Tượng Văn Thù, Phổ Hiền bồ tát ngự hai bên, tượng trưng trí tuệ và hạnh nguyên. Ba pho tượng đồng được đúc từ làng nghề ở Huế. Pho tượng Thích-ca Mâu-ni nặng gần 4 tấn, là pho tượng lớn nhất trong số các tượng thờ ở Yên Tử hiện nay. Hai bên cửa võng có ghi câu đối bằng chữ Việt (“Phật pháp chỉ rành nẻo vào luân hồi đường giải thoát. Thiền tông lối thẳng không theo thứ bậc đến Chân Như”).
Bên trong chính điện có 9 bức phù điêu mô tả đầy đủ quá trình: trụ thế, xuất gia, tu tập, giác ngộ, thuyết pháp độ sinh, nhập diệt Niết bàn của Phật Tổ Thích Ca.
Đây là nơi thờ 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tả hữu ghi câu đôi bằng chữ Việt:
Yên Tử non cao Chư Tổ mồi đèn truyền tâm ấn
Trúc lâm rừng vắng Điều Ngự nối đuốc lập tông phong.
Nhà trưng bày như một bảo tàng nhỏ của Chùa trưng bày nhiều hiện vật khảo cổ tại chùa Lân và nhiều sách, ảnh về Thiền phái Trúc Lâm và 18 pho tượng La Hán tạc bằng gỗ. Ngoài ra còn trưng bày bộ tranh khảm trai “Thập mục ngưu đồ”, người nông dân đi tìm cách thuần phục trâu như hành trình tu sĩ đi tìm chân đạo giữa đời thực.
Trước chính điện trưng bày quả cầu Như Ý làm bằng đá hoa cương đỏ, đường kính 1.950mm, trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ mỏ đá An Nhơn, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Quả cầu được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông, nặng 4,5 tấn, nó có thể tự quay quanh mình nó theo chiều chữ “Vạn” (+). Tất cả nằm trên bệ đá hình bát giác với tám bồn hoa bao quanh, tượng trưng cho bát chính đạo là: Chính kiến; Chính tư duy; Chính ngữ; Chính nghiệp; Chính mệnh; Chính tinh tiến; Chính niệm và Chính định. Đây là quả cầu như ý lớn nhất nước ta.
Có thể nói trong hệ thống tháp cổ ở Yên Sơn thì không có vườn tháp nào sánh được với vườn tháp ở chùa Lân về số lượng cũng như kiến trúc và sự bề thế trừ vườn tháp ở chùa Hoa Yên. Cả chùa có cả thảy 23 ngôi tháp lớn nhỏ.
Ở hai bên ngõ chùa có 19 ngôi tháp được xây bằng gạch và đá. Trong tháp có bia ghi lại hành trạng của các bậc thiền sư khả kính tu hành ở chùa Lân, chủ yếu vào thời Lê. Ví như các tháp: Giao Quang, Hiếu Từ, Từ Ân, Phù Ty, Phổ Minh, Nhã Thừa, Liên Phương và Bảo Quang…
Trước sân chùa là ba ngôi tháp cổ rất lớn. Hai ngôi trước Chính Điện là tháp Viên Minh và Viên Quang. Tháp lớn nhất là Tịch Quang kim tháp, được triều đình nhà Lê ban sắc chỉ xây dựng năm 1726, ngự ở phía sau Nhà Tổ hiện tại, quán xá lợi của Tuệ Đáng Hòa Thượng Tổ Chân Nguyên – một bậc Đại Giác Tuệ được triều Lê sắc phong là Tăng Thống Chính Giác Hòa Thượng.
Ngoài sự khang trang, bề thế thì cảnh quan chàu Lân cũng không kém phần cổ kính, uy nghiêm. huyền bí. Mùa hè mát mẻ, thoáng rộng, muôn hoa trời khoe sắc tỏa hương. Mùa đông ấm cúng, tĩnh lặng, và rất trầm mặc như sự trường tồn bất hủ với thời gian.
Có cây đa cổ thụ nay đã 700 năm tuổi, tỏa lá xum xuê rợp vườn chùa, bóng rộng mát rượi. Thân cây to hàng chục người ôm không hết. Rễ đa chằng chịt, trồi lên mặt đất như những con trăn lớn đang cuộn trên mặt đất. Người ta cũng chẳng biết rễ đa mọc lên từ hướng nào. Một khóm rễ đã bao trùm lên gốc thị. Đa xen lẫn thị, thị xen lẫn đa.
Ngõ chùa Lân rất rộng, dài hợn trăm mét, được lát đá sạch sẽ như trải thảm, mặt đá nhẵn bóng. Dân gian có câu “Ngõ chùa Lân, sân chùa Muống, ruộng chùa Quỳnh” là mang ý nghĩa trên. Bên phải ngõ chùa còn sót một cây thông mã vĩ, tuổi cũng cận kề tuổi cây đa, thân to, cao, thẳng, tán xòe như chiếc lọng, càng làm cho ngôi chùa thêm phần uy nghi.
Có thể nói chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử là một trong những ngôi chùa được xây dựng quy mô lớn, khang trang, lộng lẫy và rất đỗi nguy nga, tráng lệ vừa đậm chất cổ kính vừa phảng phất nét đpẹ hiện đại trên núi Yên Tử, thể hiện sự phát triển hưng thịnh của đạo Phật thời Trần cũng như lòng sùng đạo của các tín đồ Phật giáo hiện nay. Đó cũng là lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tượng trưng cho truyền thống yêu nước, yêu cội nguồn của nhân dân ta.
Hệ thống tháp cổ ở Yên Sơn thì không có vườn tháp nào sánh được với vườn tháp ở chùa Lân về số lượng cũng như kiến trúc
Trên lộ trình hành hương vào Yên Tử, du khách thập phương ai cũng phải đi qua cổng ngôi chùa linh thiêng này
Chùa Lân được xem là một trong những ngôi chùa Trình lúc bấy giờ và cũng là điểm dừng chân đầu tiên của vua Trần khi lên núi Yên Tử tu hành
Chùa Lân - Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, Nam Mẫu, x. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá