Lạc bước Hà Giang nơi giao thoa của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên

Lạc bước trên vùng đất viễn biên  vào một ngày nắng đẹp, du khách cùng TRIPMAP đã vô cùng ngỡ ngàng trước bức tranh về một phố núi. Trong bức tranh ấy có thiên nhiên đa sắc, đa tình, có văn hóa vùng cao độc đáo và có những dấu chấm lịch sử bi thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Hà Giang- nơi gặp gỡ giao thoa của đất trời, của con người, của văn hóa và lịch sử biên cương luôn là nỗi niềm trăn trở, bâng khuâng của những tâm hồn viễn khách khi ngược lên miền thượng tìm chút bình yên trong tâm hồn.

Hà Giang trong tâm hồn người viễn khách

Lạc bước Hà Giang nơi giao thoa của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên
Hà Giang – một trong những miền đất hứa níu giữ trái tim người viễn khách

Là một khu vực biên cương xa xôi của đất nước, Hà Giang thu hút bất kỳ du khách nào đặt chân đến bằng vẻ đẹp độc đáo của nó. Khám phá vùng đất rẻo cao này, bạn sẽ bị ấn tượng bởi sự hùng vĩ của dãy núi và đồi non, bởi sự rộng lớn và đa dạng của thiên nhiên ở đây. Những cánh đồng bậc thang chói lọi với mùa lúa chín và những thảm hoa tam giác mạch và hoa cải lung linh làm cho mùa đông ở đây trở nên đặc biệt. Các ngôi làng cổ kính tĩnh lặng nằm giữa vùng đại ngàn hoang sơ tạo nên một không gian đầy mê hoặc. Các con sông xanh ngọc nhuộm màu lượn qua giữa các vách đá đứng và các vực sâu thăm thẳm, tạo nên một bức tranh tự nhiên tuyệt đẹp.

Chính nhờ những kiệt tác đến từ thiên nhiên đã tạo nên những sức hấp dẫn đặc biệt về văn hóa, lịch sử. Những cái tên như đèo Mã Pí Lèng, con đường hạnh phúc, núi Cấm Sơn, căng Bắc Mê, dinh thự vua Mèo …là một trong những chứng tích lịch sử ghi dấu một thời vàng son cùng truyền thống dân tộc cao cả. Song song với những vẻ đẹp thiên nhiên và chứng tích lịch sử thì văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nơi vẫn mãi là đề tài khám phá của rất nhiều viễn khách. Và vùng đất Hà Giang dường như đã hội tụ tất thảy vẻ đẹp của non xanh nước biếc vùng cao.

Hà Giang – nơi giao thoa, gặp gỡ của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên

Thiên nhiên nguyên sơ và kiêu hùng

Lạc bước Hà Giang nơi giao thoa của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên
Thiên nhiên Hà Giang – một bức vẽ tinh tế giữa chốn sơn cùng thủy tận

Có thể nói thiên nhiên nơi biên viễn là kiệt tác đến từ tự nhiên. Nơi đây là sự gặp gỡ giữa đất và trời, giữa núi xanh, sông biếc và trời xanh, mây trắng, nắng vàng. Đến đây du khách sẽ ngỡ ngàng trước bức tranh núi đồi trùng trùng, điệp điệp ẩn ẩn hiện hiện trong mây trắng, sương mờ.  Những tuyệt tác ruộng bậc thang vàng óng ả mùa lúa chín, những thiên đường hoa tam giác giác mạch, hoa cải lung linh, kiêu sa khoe sắc trong tiết đông lạnh lẽo, những bản làng cổ kính, lặng lẽ giữa đại ngàn hoang sơ. Những dòng sông xanh như ngọc bích thu mình uốn lượn giữa những vách đá dựng đứng và vực sâu thăm thẳm… Đặc biệt là ruộng bậc thang – sản phẩm của núi rừng và bàn tay lao động cần mẫn của mỗi con người nơi biên ải qua hàng trăm năm. Phải nói thực sự là một bức vẽ hoang sơ, kiêu hùng và đầy bí ẩn.

Văn hóa truyền thống độc đáo, nguyên thủy

Lạc bước Hà Giang nơi giao thoa của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên
Hà Giang – nơi giao thoa giữa thiên nhiên và con người vùng cao

Có thể nhờ vào sự đặc biệt của các sản phẩm tự nhiên từ vùng núi đồi, cư dân ở đây đã phát triển một nền văn hóa độc đáo, huyền bí và gốc rễ, thể hiện sự đa dạng và sâu sắc của cuộc sống ở vùng núi cao này.

Và trong số 22 nền văn hóa của 22 dân tộc thiểu số sinh sống tại đây luôn có sự giao thoa, hội tụ và phát triển, và được chắt lọc cho đến ngày nay. Những tinh hoa  ấy phải kể đến văn hóa của người Dao, người Tày, người Mông, người Pà Thẻn, người Nùng… và được thể hiện rõ nhất trong những phong tục tập quán, tín ngưỡng, trang phục, lễ hội, ẩm thực …

Nổi lên trong đó phải kể đến những lễ hội đặc sắc có tính cộng đồng cao như lễ hội Gầu Tào của người Mông, Lồng Tồng của người Tày, lễ Cấp Sắc, lễ cúng Bàn Vương của người Dao, lễ Nhảy Lửa của người Pà Thẻn…Trong các lễ hội đều có những nghi lễ khá linh thiêng thể hiện quan niệm nhân sinh về thế giới quan vô cùng  huyền bí.

Xem thêm  Đường Hà Giang - Đồng Văn: Hành trình qua những đỉnh núi hùng vĩ

Nếu du khách muốn trải nghiệm văn hóa bản địa một cách chân thật nhất thì những bản làng cổ như làng văn hóa Lũng Cẩm, Pả Vi, Thiên Hương, làng văn hóa dân tộc Mông với nghề dệt thổ cẩm từ vải lanh….là một trong những địa chỉ nổi tiếng. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp thanh bình của tự nhiên mà những nét văn hóa truyền của cư dân ở đây còn được lưu giữ và ít bị mai một nhất.

Ngoài ra nếu đến thăm những phiên chợ như chợ Lùi, chợ phiên thì bạn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống và con người nơi này.

Hà Giang – vùng đất của lịch sử

Lạc bước Hà Giang nơi giao thoa của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên
Con đường Hạnh Phúc- nơi lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng nhưng cũng rất đỗi bị thương của dân tộc

Ngoài những thắng cảnh thiên nhiên đẹp say đắm lòng người, vùng đất rẻo cao còn được nhắc đến bởi rất nhiều di tích lịch sử như dinh thự vua Mèo, căng Bắc Mê, núi Cấm Sơn.

Dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức

Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của thời gian, những dấu ấn lịch sử của dân tộc đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Minh chứng tiêu biểu nhất phải kể đến dinh thự vua Mèo của Vương Chính Đức. Nơi đây không chỉ có giá trị lớn về mặt kiến trúc ghi lại quá khứ một thời vàng son của văn hóa bản địa. Hay di tích lịch sử Căng Bắc Mê trường tồn với vẻ đẹp cổ kính, là địa chỉ đỏ ghi dấu rõ nhất những giai thoại về cuộc đấu tranh kiên trường của quân và dân ta với chế độ thực dân.

 Núi Cấm Sơn

Tọa lạc sừng sững giữa lòng thành phố, vài thế kỷ trước ngọn núi này là điểm trú ẩn, điểm chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta với thực dân Pháp. Rất nhiều bộ đội ta đã hy sinh và nằm lại tại nơi này. Hiện nay trên đỉnh núi còn có ngọn miếu thiêng được người dân lập ra để thờ cúng như một lời tri ân, tưởng nhớ tới họ. Khách du lịch hàng năm vẫn tới đây tham quan và thắp hương tại miếu này.

Di tích lịch sử Căng Bắc Mê

Là một địa điểm quan trọng trong hành trình của giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, Bắc Mê vẫn lưu giữ nhiều ký ức về cuộc chiến tranh cách mạng và lòng kiên cường của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh khó khăn, gông cuồng và sự áp bức của thực dân Pháp. Khi bước vào Bắc Mê, du khách sẽ bị cuốn hút bởi không gian yên bình và tươi mát, với hàng trăm cây cổ thụ lớn và nhỏ bao phủ, và những công trình kiến trúc đồn bốt theo phong cách Pháp đã lấp đầy bộ mắt.

Con đường Hạnh Phúc

Để tạo ra những hành trình kỳ diệu qua vùng đất tươi đẹp này, trên các tuyến đường đèo có tên gọi Hạnh Phúc, hơn 60 năm trước, hàng ngàn công nhân đã làm việc ngày đêm, treo mình trên những con đèo suốt hàng chục năm để mở đường. Theo thông tin từ Hà Giang, hơn 1300 thanh niên tình nguyện và 1000 công nhân đến từ 16 dân tộc khác nhau từ các tỉnh phía Bắc đã làm việc không ngừng nghỉ trong hơn 2 triệu ngày, sử dụng những công cụ thô sơ nhất, trong điều kiện thiếu thốn về lương thực, khí hậu khắc nghiệt, và địa hình khó khăn, để phá bỏ những tảng đá núi và xây dựng những tuyến đường đèo đẹp đẽ mà chúng ta thấy ngày nay. Trong quá trình này, có nhiều người đã hi sinh và ở lại với vùng đất này. Đặc biệt, tại tuyến đèo Mã Pí Lèng, có 17 người trẻ và mạnh mẽ tham gia vào đội công nhân cảm tử, làm việc liên tục trong gần 2 năm, trong đó có một người đã hi sinh.

Nhà nghiên cứu về xây dựng đường đèo và nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã xác nhận rằng đây là một trong những con đường đặc biệt trong lịch sử xây dựng đường ở Việt Nam. Đây là một con đường lưu truyền những kỷ niệm hạnh phúc và bi thương, nơi mà máu và hoa cùng tồn tại. Nó thể hiện truyền thống sức mạnh và đoàn kết của dân tộc, là niềm tự hào của toàn bộ cộng đồng.

Có thể nói vùng đất Hà Giang – nơi giao thoa, gặp gỡ của thiên nhiên và những giá trị văn hóa và lịch sử quả thật không sai. Chính thiên nhiên của chốn thâm sơn huyền bí cùng với sức sống mãnh liệt của con người đã góp phần hình thành nên những giá trị văn hóa và lịch sử để đời cho nhân loại.

Bài liên quan

Về TRIPMAP

TRIPMAP là bản đồ chỉ dẫn du lịch Việt Nam. Hỗ trợ, tư vấn và tìm kiếm nhà hàng, khách sạn, điểm lưu trú, các điểm thu hút du lịch từ thổ địa mỗi vùng miền. Xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi người du lịch Việt Nam, là kim chỉ nam cho người du lịch Việt.”

Bài mới đăng

Chuyên mục

“TRIPMAP là trang thông tin tổng hợp, công cụ hỗ trợ, chỉ dẫn du lịch Việt Nam. Thông tin được cập nhật thường xuyên bởi người bản địa của mỗi khu vực. Người thổ địa trả lời, chỉ dẫn người du lịch thông qua hệ thống tin nhắn và điện thoại.”