Hà Giang là một trong những tỉnh vùng cao nằm ở phía Bắc của nước ta. Nơi này không chỉ sở hữu thiên nhiên lãng mạn, đa tình làm say lòng du khách mà những nét văn hóa truyền thống nơi này cũng mang đến nhiều trải nghiệm đắt giá. Cùng TRIPMAP tìm hiểu 7 lễ hội truyền thống đặc sắc ở cao nguyên nơi đá nở hoa này.
1. Lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày hay còn gọi là lễ hội xuống ruộng thường diễn ra vào tháng giêng âm lịch, sau khi người dân ăn tết cổ truyền xong. Lễ hội này được xem là một lễ hội rất quan trọng thu hút rất nhiều các tộc người tới tham dự. Theo quan niệm của người Tày khi bắt đầu một mùa vụ mới cần được thần linh che chở và phù hộ thì mùa vụ thu hoạch mới bội thu. Vì vậy, lễ hội này nhằm cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu và cuộc sống ấm êm, no đủ, sức khỏe, bình an, nhiều tài lộc.
Lễ hội Lồng Tồng bao gồm 2 nghi thức chủ yếu. Nghi thức cúng tế và nghi thức xuống ruộng. Trong lễ cúng người Tày cầu Thiên Địa, cầu Thần Nông, thần Núi, thần Suối, Thành Hoàng…với mâm cỗ cúng là những món ăn truyền thống của bộ tộc. Đến nghi thức xuống ruộng sẽ là phần rất náo nhiệt nhất. Người Tày xem đây chính là sự khởi đầu mới, khởi đầu có thuận tiện thì mọi chuyện mới suôn sẻ, thuận lợi. Vì vậy, họ thường chọn những thành viên tiêu biểu trong làng xuống ruộng cày cấy trên những thửa ruộng đẹp để lấy may. Trong phần này cũng có rất nhiều phần thi như thi cấy, thì cày…vô cùng huyên náo.
2. Lễ hội Gầu Tào
Lễ Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông và được diễn từ ngày 1 đến ngày rằm tháng giêng hàng năm và kéo dài trong 3 ngày. Nếu 3 năm mới tổ chức thì sẽ kéo dài 9 ngày. Theo người Mông thì để mùa màng bội thu, người trong thôn có cuộc sống ấm no thì cần có sự bảo vệ và che chở của các vị thần linh. Vì vậy, họ tổ chức lễ hội này nhằm cảm tạ trời đất và các vị thần, cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng để bản làng ấm no, hạnh phúc.
Trung tâm của lễ hội chính là cây nêu được cắm ở chính giữa khu đất nơi diễn ra lễ hội. Người dân sẽ thực hiện các nghi lễ và các cuộc vui xung quanh cây nêu. Phần nghi thức sẽ do các vị thầy cúng có uy tín và các bô lão trong bản thực hiện. Mâm cỗ gồm đầu lợn và đôi gà trống mái đã được luộc chín, sắp xung quanh là bát cơm, quả trứng, đĩa xôi, bó lúa, bắp ngô và hương để làm lễ cảm tạ thần linh, trời đất.
Sau lễ cũng sẽ là hoạt động vui chơi cho dân làng, có rất nhiều hoạt động thú vị như múa khèn, đánh yến, chọi chim, đấu võ, đua ngựa, hát đáp, hát ống giao duyên,…thu hút rất nhiều tộc người khác tới tham gia. Lễ hội này là dịp để các tộc người được gặp gỡ, giao lưu, kết bạn và học hỏi văn hóa.
3. Lễ hội Cầu Trăng lễ hội đặc sắc của người dân tộc Tày
Lễ hội Cầu Trăng diễn ra vào rằm tháng tám âm lịch hàng năm và kéo dài 2 ngày từ ngày 14 đến hết ngày 15. Theo quan niệm của người Tày thì trời có mẹ trăng và 12 nàng tiên luôn luôn theo dõi và bảo vệ, che chở cho đời sống con người cũng như phù hộ cho mùa màng bội thu, mang đến cuộc sống no ấm cho người dân. Vì vậy, hàng năm vào tết trung thu người Tày tổ chức lễ cúng mặt trăng, mời thần mặt trăng và nàng tiên xuống chung vui cùng với họ. Lễ hội này tương tự như tết trung thu của người Kinh.
4. Lễ hội Cấp Sắc của người Dao
Lễ cấp sắc hay còn gọi là lễ Lập Tịnh, đây là một nghi lễ khá quan trọng trong đời sống của người Dao và chỉ có áp dụng cho nam giới. Bất cứ một người đàn ông người Dao nào khi bước vào tuổi trưởng thành đều phải được thực hiện nghi lễ này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và thể hiện trách nhiệm, vai trò của người đàn ông trong gia đình và cộng đồng. Lễ cấp sắc có rất nhiều nghi thức thiêng và thường được tổ chức vào những ngày cuối năm hoặc đầu năm mới và kéo dài ba ngày và được tổ chức riêng trong nội bộ từng gia đình khi có người con trai đã bước vào độ tuổi trưởng thành.
Đối với Dao Đỏ, Dao Tiền thường thực hiện lễ cấp sắc từ độ tuổi 12 – 30, kéo dài có khi đến già. Trong khi người dân tộc Dao Áo Dài thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 11 – 19 tuổi. Theo nghi lễ người đàn ông phải tuyên thệ thực hiện các quy tắc được ghi trong sách khấn và được thấy cúng đọc để thần linh chứng giám. Và gia chủ cần phải chuẩn bị đồ ăn để cúng và khoản đãi dân làng.
5. Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn
Theo quan niệm của người Dao đỏ thì thần lửa khá linh thiêng, luôn mang lại sự ấm áp, những điều tốt lành cho người Dao. Vì vậy, hàng năm người Dao đều tổ chức lễ hội này vừa mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Vì vậy, lễ hội này mang ý nghĩa tâm linh rất sâu sắc.
Trong phần nghi lễ của người Dao đỏ thì vật phẩm được dâng cúng buộc phải có các loại như: cơm, gạo, rượu, gà luộc, nước suối, vải mộc màu trắng, hương, vòng bạc, tiền làm bằng giấy bản, đèn hoặc nến. Có nhiều nghi thức lạ, cầu kỳ, nhiều công đoạn kéo dài tới hàng giờ đồng hồ. Sau phần này là nghi thức nhảy lửa rất ma mị của các chàng trai, họ sẽ được các thầy cúng phù phép sau đó sẽ dùng chân trần nhảy vào trong đống than hồng đang hừng hừng lửa. Với nhiều điệu nhảy độc đáo, nhiều người còn dùng tay bốc và hất những đám than hồng bùng lên mà không bị phỏng hay bất cứ vấn đề gì. Mỗi người sẽ thực hiện nhảy lửa khoảng 3 đến 4 phút. Lễ hội nhảy lửa này tuy có phần ma mị nhưng lại rất độc đáo, còn nhiều bí ẩn cần nghiên cứu và tìm hiểu.
6. Lễ hội Đấu Ngựa Hà Giang
Đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức ở xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Lễ hội này đã được thất truyền từ lâu nay mới được khôi phục lại trong thời gian gần đây. Đây được xem là một lễ hội có một không hai, thể hiện tinh thần thượng võ, tính nhân văn sâu sắc của các dân tộc sinh sống ở cao nguyên đá này.
Những con ngựa được đem đi thi đấu không phải là ngựa nuôi được chăm sóc cẩn thận chuyên cho các cuộc thi mà được chọn từ những chú ngựa nuôi để thồ hàng trong gia đình. Gia đình nào có ngựa chiến thắng ở vòng chung kết sẽ được thưởng tiền với giá khoảng 40 triệu đồng. Hàng năm người dân Bắc Quang sẽ tổ chức lễ đấu ngựa 2 lần vào rằm tháng giêng và tháng 7 âm lịch thu hút rất nhiều bộ tộc tham gia.
7. Lễ hội chợ tình Khâu Vai
Đây là một lễ hội đặc sắc và độc đáo nhất vùng cao nguyên đá thu hút rất nhiều tộc người tham gia vui chơi trong đó có cả người Kinh và các du khách nước ngoài. Chợ tình Khâu Vai được tổ chức vào cuối tháng 3 âm lịch, cụ thể vào ngày 27 tháng 3 và chỉ diễn ra trong ngày cho đến hết đêm hôm đó. Điểm độc đáo của lễ hội chính là nơi trai gái bản có thể gặp gỡ chuyện trò, làm quen, giao lưu, thể hiện tình cảm, ước hẹn, kết nối nhân duyên.
Lễ hội được xem như ông tơ bà nguyệt se duyên cho rất nhiều đôi trai gái bản. Vì vậy, ngoài cái tên chợ tình Khâu Vại còn có tên gọi là chợ Phong Tình. Trong suốt quá trình của phiên chợ có rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhiều trò chơi vùng cao hấp dẫn. Tiếng trống, tiếng đàn, tiếng kèn tha thiết, những trang phục mới mẻ sặc sỡ sắc màu của các tộc người tạo nên một không khí vô cùng huyên náo.
Khu vực ở đầu đất tổ quốc Hà Giang không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách bằng vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, mà còn chứa đựng những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn. Ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên tương tự như khu vườn thiên đàng, du khách có thể khám phá sâu hơn vào những lễ hội truyền thống đậm chất tâm linh và bí ẩn, đồng thời, cung cấp cơ hội cho các nhà nghiên cứu văn hóa tìm hiểu về những điều kỳ bí của vùng này.