Các sự kiện và lễ hội không thể bỏ lỡ khi đến Hà Giang

Hà Giang không chỉ là mảnh đất biên ải đầy hoa thơm, cỏ lạ, đầy những thắng cảnh thiên nhiên xinh đẹp làm mê đắm lòng người. Nơi đây còn có đời sống văn hóa vô cùng độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao. Tiêu biểu như nền văn hóa của người Tày, H’Mông, Dao, Pà Thẻn, Nùng….Những nét văn hóa ấy thể hiện ấn tượng nhất qua các lễ hội với nhiều nghi lễ truyền thống thiêng thu hút sự tò mò và tìm hiểu của rất nhiều khách du. Các sự kiện và lễ hội không thể bỏ lỡ khi đến Hà Giang trong bài viết của  TRIPMAP sẽ giúp bạn tìm hiểu và khám phá sâu hơn.

Đôi nét về lễ hội ở Hà Giang

Hà Giang - mảnh đất của văn hóa vùng cao.
Hà Giang – mảnh đất của văn hóa vùng cao.

Là mảnh đất nơi địa đầu tổ quốc, có biên giới giáp với Trung Quốc, Hà Giang là địa bàn địa bàn có địa hình phức tạp và khá đa dạng. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, thung lũng. Chính vì vậy, thiên nhiên nơi đây còn khá nguyên sơ và kỳ vĩ, hầu như chưa có sự tác động của thế giới bên ngoài. Dân cư sinh sống chủ yếu là các đồng bào dân tộc ít người, đông nhất là người Dao, Tày, Nùng, Pà Thẻn, H’ Mông…Điều đó cũng làm nên sự đa dạng của văn hóa vùng cao.

Nơi đây có rất nhiều phong tục, tín ngưỡng độc lạ thể hiện qua các lễ hội truyền thống. Mỗi tộc người đều có những lễ hội đặc trưng riêng thể hiện lối sống và quan niệm về thế giới tâm linh khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung lễ hội Hà Giang đều khá đặc biệt, có nhiều nghi lễ thiêng, nhiều sự kiện và các hoạt động văn hóa đặc sắc. Không khí chung của lễ hội rất nhộn nhịp và thu hút rất nhiều tộc người tham gia, vui chơi và thường được tổ chức vào những dịp Tết hoặc sau tết cổ truyền,sau khi mùa màng thu hoạch.

Các sự kiện và lễ hội không thể bỏ lỡ khi đến Hà Giang

Lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày

Cuộc thị cấy lúa trong lễ hội Lồng Tồng
Cuộc thị cấy lúa trong lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ hội xuống ruộng thường diễn ra vào tháng giêng âm lịch, sau khi người dân ăn tết cổ truyền xong. Đây là một lễ hội rất quan trọng của người Tày với quan niệm cầu mong cho cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu và cuộc sống ấm êm, no đủ, sức khỏe, bình an, nhiều tài lộc.

Đặc sắc chính của lễ hội là phần lễ và phần hội. Phần lễ với nhiều nghi thức cúng tế truyền thống thiêng, người đứng đầu sẽ đọc văn khấn bái và cầu các Vào thời điểm diễn ra lễ hội, ngay từ sáng sớm tinh mơ, bà con đồng bào dân tộc đã đổ về rất đông để tham gia.  Lễ hội truyền thống này của Hà Giang được chia thành 2 phần chính là phần lễ và phần hội.

Trong đó, phần lễ là lúc thực hiện những nghi thức cúng tế truyền thống, đọc các bài khấn và cầu thành hoàng làng mở hội, tạ Thiên Địa, cầu Thần Nông, thần Núi, thần Suối …Trong phần lễ có nghi thức xuống ruộng được xem là phần chính của lễ hội.  Với nghi thức này dân làng sẽ chọn những người đàn ông khỏe mạnh, giỏi ruộng đồng đại diện cho người dân xuống cày đường cày đầu tiên xuống đồng. Sau đó chọn những gia đình gương mẫu và những thửa ruộng đẹp để cấy đầu tiên để lấy may mắn, suôn sẻ cho cả mùa vụ.

Đến phần hội không khí vô cùng nhộn nhịp và sôi động với nhiều cuộc thi hấp dẫn như thi cày, thi cấy và các trò chơi dân gian mang đậm dấu ấn của người dân vùng bản cao như đánh yến, đánh quay, ném còn, kéo co, thi đối đáp hay thi cày ruộng,…. trong đó trò chơi thu hút đa số du khách nhất chính là trò thi ném còn.

Lễ hội Gầu Tào

Người dân nhày múa xung quanh cây nêu.
Người dân nhày múa xung quanh cây nêu.

Đây là lễ hội truyền thống rất đặc sắc của người dân tộc Mông ở Hà Giang và được diễn ra từ ngày 1 đến ngày rằm tháng giêng hàng năm. Nếu mỗi năm tổ chức một lần thì lễ hội sẽ kéo dài 3 ngày liên tiếp. Trong trường hợp 3 năm mới tổ chức một lần thì thời gian diễn ra lễ hội sẽ là 9 ngày.Mục đích của lễ hội truyền thống này là để cảm tạ trời đất, thần linh đã ban sức khỏe và sự thịnh vượng, ngoài ra cầu cho năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng để bản làng ấm no, hạnh phúc.

Trong lễ Gầu Tào có nhiều nghi thức riêng thể hiện những đặc trưng văn hóa riêng của người Mông mà quan trọng nhất là nghi lễ cắm cây nêu. Đó là bắt đầu buổi lễ thầy cúng sẽ cắm một cây nêu (hoặc cây trúc, cây mai) ngay tại vị trí trung tâm của khu đất, sau đó dán giấy đỏ hoặc vàng lên thân cây rồi cắt hình nhân treo trên ngọn. Trong bàn cỗ cúng  gồm đầu lợn và đôi gà trống mái đã được luộc chín, sắp xung quanh là bát cơm, quả trứng, đĩa xôi, bó lúa, bắp ngô và hương để làm lễ cảm tạ thần linh, trời đất.

Xong phần lễ sẽ đến phần hội và đây cũng là phần rất nhiều khách tham quan hứng thú nhất. Đặc biệt là du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, đặc sắc như múa khèn, đánh yến, chọi chim, đấu võ, đua ngựa, hát đáp, hát ống giao duyên,…Lễ hội này là dịp để các tộc người được gặp gỡ, giao lưu, kết bạn và học hỏi văn hóa.

Lễ hội Cầu Trăng – lễ hội đặc sắc của người dân tộc Tày

Trang phục của già làng khi cúng  thần linh, tổ tiên
Trang phục của già làng khi cúng  thần linh, tổ tiên

Lễ hội Cầu Trăng diễn ra vào rằm tháng tám âm lịch hàng năm và kéo dài 2 ngày từ ngày 14 đến hết ngày 15. Lễ hội này xuất phát từ tín ngưỡng của người Tày rằng trên trời có mẹ trăng và 12 nàng tiên luôn luôn theo dõi và bảo vệ cho đời sống cũng như mùa màng của dân làng. Bởi vậy, họ đã tổ chức lễ hội này vào mùa trăng đẹp nhất để mời mẹ trăng và những người con xuống chung vui như ngày Tết Trung Thu.

Phần lễ được tổ chức bắt đầu từ tối ngày 14/8. Khi ánh trăng bắt đầu lên chiếu sáng vạn vật trong bản, các già làng sẽ tổ chức “cúng thổ công chúa bản” tại một ngôi miếu linh thiêng trên một bãi đất trống rộng rãi và sạch sẽ để xin phép bề trên cho người dân tổ chức lễ hội Cầu Trăng vào ngày hôm sau. Sang ngày 15 thì phần hội chính thức bắt đầu với nhiều trò chơi hấp dẫn và nhiều tiết mục văn hóa, văn nghệ. Không khí lễ hội rộn ràng lời ca, tiếng hát, tiếng trống, tiếng khèn hòa lẫn trong hương vị ẩm thực phong phú với nhiều món ăn truyền thống như xôi ngũ sắc, mắm thịt lợn, cơm lam, trám muối, măng muối, mắm cá chép…Và sau khi trăng lặn cũng là lúc kết thúc lễ hội.

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao

Hay còn gọi là lễ Lập Tịnh chỉ có áp dụng cho nam giới và bất cứ một người đàn ông người Dao nào khi bước vào tuổi trưởng thành đều phải được thực hiện nghi lễ này.

Lễ cấp sắc  thường được tổ chức vào những ngày cuối năm hoặc đầu năm mới và kéo dài ba ngày và được tổ chức riêng cho từng gia đình khi có người con trai đã bước vào độ tuổi trưởng thành.

Đối với Dao Đỏ, Dao Tiền thường thực hiện lễ cấp sắc từ độ tuổi 12 – 30, kéo dài có khi đến già. Trong khi người dân tộc Dao Áo Dài thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 11 – 19 tuổi. Để tổ chức thành công lễ cấp sắc, người ta phải chuẩn bị  đạo sắc với 10 điều cấm và 10 điều nguyện để thầy cúng đọc khấn như là những quy tắc, quy định mà nam giới cần phải làm, nên làm để có thể gánh vác trọng trách trong gia đình và làng bản.Và gia chủ cần chuẩn bị đồ cúng và nhiều đồ ăn để phục vụ lễ nghi và các khoản đãi dân làng tới chứng kiến và tham gia.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Thanh niên Pà Thẻn thực hiện kỹ thuật nhảy lửa
Thanh niên Pà Thẻn thực hiện kỹ thuật nhảy lửa

Lễ hội nhảy lửa mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tinh thần của người dân tộc Pà Thẻn, thưởng được tổ chức vào thời điểm giao mùa giữa năm cũ và năm mới. Tùy vào điều kiện và ngày giờ tốt được chọn mà lễ hội sẽ được tổ chức trong tháng 10, tháng 11 âm lịch đến rằm tháng giêng năm sau.

Trong lễ hội có rất nhiều thủ tục cúng bái thần thánh đặc biệt là thần lửa. Độc đáo nhất ở phần hội chính là nghi thức nhảy lửa của các nam nhân người Pà Thẻn. Họ đi chân trần, nhảy nhiều điệu nhảy thần bí trên đám than lửa mà không gặp bất cứ tổn thương nào.

Lễ hội hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch - kiều hoa của Hà Giang.
Hoa tam giác mạch – kiều hoa của Hà Giang.

Lễ hội được tổ chức với mục đích của lễ hội này nhằm tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa tam giác mạch – kiều hoa của cao nguyên Hà Giang và lan tỏa những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Mông đến với tất cả du khách trên mọi miền cả nước.Thời gian diễn ra lễ hội cũng chính là thời gian mà hoa nở rộ tập trung từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.

Có nhiều địa điểm diễn ra lễ hội hoa tam giác mạch để bạn có thể lựa chọn như: Vần Chải, Lũng Thầu, Sủng Là, Phố Cáo, Phố Là, ngã ba Lũng Táo – Ma Lé – Lũng Cú, Thị trấn Đồng Văn.

Trong lễ hội có nhiều cuộc thi hấp dẫn và hoạt động giả trí, văn hóa, văn nghệ phong phú. Lễ hội cũng là thời điểm để du khách tới tham quan, thưởng hoa, ngắm hoa và check in trên những cánh đồng hoa nguyên sơ, mộc mạc giữa núi đồi.

Có thể nói mảnh đất cao nguyên Hà Giang có rất nhiều đặc sắc làm say lòng người viễn khách. Những sự kiện và lễ hội nơi đây như một sợi chỉ đỏ truyền thống đi qua nhiều dấu mốc lịch sử đến nay vẫn được bảo tồn và giữ được bản sắc riêng biệt và hết sức độc đáo. Nếu có cơ hội khám phá vùng đất này bạn hãy tranh thủ tìm hiểu những lễ hội thần bí trên để hiểu thêm về cuộc sống của đồng bào nơi đây.

Bài liên quan

Về TRIPMAP

TRIPMAP là bản đồ chỉ dẫn du lịch Việt Nam. Hỗ trợ, tư vấn và tìm kiếm nhà hàng, khách sạn, điểm lưu trú, các điểm thu hút du lịch từ thổ địa mỗi vùng miền. Xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi người du lịch Việt Nam, là kim chỉ nam cho người du lịch Việt.”

Bài mới đăng

Chuyên mục

“TRIPMAP là trang thông tin tổng hợp, công cụ hỗ trợ, chỉ dẫn du lịch Việt Nam. Thông tin được cập nhật thường xuyên bởi người bản địa của mỗi khu vực. Người thổ địa trả lời, chỉ dẫn người du lịch thông qua hệ thống tin nhắn và điện thoại.”