Thứ Hai
8:00 Sáng - 6:00 Chiều
Thứ Ba
8:00 Sáng - 6:00 Chiều
Thứ Tư
8:00 Sáng - 6:00 Chiều
Thứ Năm
8:00 Sáng - 6:00 Chiều
Thứ Sáu
8:00 Sáng - 6:00 Chiều
Thứ Bảy
8:00 Sáng - 6:00 Chiều
Chủ nhật
8:00 Sáng - 6:00 Chiều
Khi nhắc đến du lịch Hà Nội, du khách sẽ dễ dàng liên tưởng đến những nét cổ xưa, những truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Đền Ngọc Sơn như một biểu tượng minh chứng lịch sử gắn liền với bao thăng trầm của thủ đô Hà Nội. Cho đến ngày nay, di tích Đền Ngọc Sơn trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội. Đền Ngọc Sơn nằm ngay trung tâm Hà Nội, không chỉ là một địa điểm quen thuộc của người dân nơi đây mà còn là một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, Việt Nam.
Đền Ngọc Sơn hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 19. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.
Khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ rời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên – Mông.
Một thời gian lâu sau ngôi đền thờ này bị sụp đổ hoàn toàn. Sang thời Vĩnh Hựu nhà Lê năm 1735 đến năm 1739), chúa Trịnh Giang đã cho đắp hai quả núi bằng đất phía Đông đối diện với Ngọc Sơn tên gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội còn dựng thêm cung Thụy Khánh. Đến cuối đời nhà Lê, Lê Chiêu Thống phá huỷ cung Thuỵ Khánh.
Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội tiến hành tu sửa, dỡ bỏ gác chuông chùa, cải tạo chùa thành đền thờ Văn Xương Đế Quân ( Văn Xương là vị thần ở Trung Quốc, được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân ). Đền được khởi công xây dựng từ mùa Đông năm Tân Sửu đến mùa Thu năm Nhâm Dần thì hoàn thành.
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
Sau khi đền được xây dựng hoàn thành, trong đền thờ thêm Lã Tổ ( thần coi về thuốc chữa bệnh ) và thờ Trần Hưng Đạo, một vị tướng có công với nhân dân vào đời Trần. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử nhưng ngày nay, đền Ngọc Sơn vẫn lộng lẫy, uy nghi giữa lòng thành phố Thủ đô.
Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền nằm trên đảo Ngọc của Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội. Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên một gò đất cao phía Đông Bắc của hồ và có từ thời nhà Lý. Lối dẫn du khách qua đảo Ngọc thăm Đền Ngọc Sơn là cây Cầu Thê Húc cũng là điểm nhấn thu hút du khách mỗi khi đến với địa điểm này.
Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Trong đền có các câu đối, hoành phi và vật bài trí linh thiêng. Kiến trúc đền Ngọc Sơn thể hiện rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nhiều năm tháng lịch sử. Du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng tuyệt tác kiến trúc này khi ghé thăm đền Ngọc Sơn.
Cùng với đền Ngọc Sơn, các công trình liên hoàn như cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba được coi là một biểu tượng văn hóa của người dân Hà Nội. Đã bao năm qua, những câu ca dao cổ dưới đây đã được người dân thuộc làu:
“Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này…”
Tháp Bút nằm gần đền Ngọc Sơn. Tháp do nhà nho Nguyễn Văn Siêu xây dựng trên núi Ngọc Bội. Đỉnh tháp có hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ ” Tả Thanh Thiên “, nghĩa là ” viết lên trời xanh “.
Rời tháp Bút du khách sẽ thấy đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực hình nửa quả đào bổ đôi bằng đá, ở dưới là ba con ếch đội đài nghiên. Trên nghiên có khắc một bài thuyết minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học.
Xa xa đền Ngọc Sơn một chút là tháp Rùa với tường rêu phong cổ kính. Tháp Rùa là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Công trình kiến trúc lịch sử này là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia v.v..
Phía Nam của hồ còn có trấn Ba Đình, tên gọi này có ý nghĩa là chắn những làn sóng văn hóa độc hại xâm nhập vào nước Nam thời bấy giờ. Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.
Từ 7 giờ sáng đến 18 giờ tối vào tất cả các ngày trong tuần. Vì là nơi tôn nghiêm nên khi tham quan đền Ngọc Sơn du khách nhớ ăn mặc lịch sự, kín đáo. Du khách nên ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, xếp hàng vào thăm đền đàng hoàng trong trường hợp đông khách. Du khách hạn chế sờ vào những hiện vật không được ban quản lý cho phép.
Cánh cổng mang tên Đắc Nguyệt Lâu xây hai tầng
Từ đường đền Ngọc Sơn một nơi liêng thiêng giữa lòng Hà Nội
Cầu Thê Húc dẫn lối vào đền Ngọc Sơn.
Con đường gach đỏ đi vào đền Ngọc Sơn
Cây cầu Thê Húc đỏ rực trên mặt hồ Hoàn Kiếm
Cánh cổng Nghi Môn khắc chữ Phúc, Lộc trên tường
Cánh cổng phía bên trong đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn vào buổi trời tối ánh đèn sáng in dưới mặt hồ
Đền Ngọc Sơn, Đinh Tiên Hoàng, P. Lý Thái Tổ, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá