Thứ Hai
Closed
Thứ Ba
9:00 Sáng - 5:00 Chiều
Thứ Tư
9:00 Sáng - 5:00 Chiều
Thứ Năm
9:00 Sáng - 5:00 Chiều
Thứ Sáu
9:00 Sáng - 5:00 Chiều
Thứ Bảy
9:00 Sáng - 5:00 Chiều
Chủ nhật
9:00 Sáng - 5:00 Chiều
Cột cờ Hà Nội hay còn được biết đến là kỳ đài Hà Nội là một trong những địa điểm không nên khi du lịch Hà Nội. Với kết cấu có dạng tháp. Kiến trúc của cột cờ gồm có ba tầng đế và thân cột, đây là một trong những biểu tượng linh thiêng của người thành phố Hà Nội. Cột cờ Hà Nội được xây dựng cùng một lúc với quá trình xây dựng thành cổ Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội được nằm trên trục đường chính Điện Biên Phủ – Ba Đình – Hà Nội, xây dựng vào những năm 1812, dưới triều Nguyễn vua Gia Long đã cho xây thêm phần đất ở phía nam của thành cổ Hà Nội, dưới thời Lê đã xây dựng nên tòa thành Tam Môn của thành cổ Hà Nội. Đây chính là sự đánh dấu cho bước khởi nguyên ở phía nam trục chính của tâm thành, từ đó chiểu theo đường “ngư đạo” đi về qua Đoan Môn sẽ tới điểm quan trọng nhất, với trung tâm của thành cổ chính là điện Kính Thiên.
Vào ngày 10/10/1954, lần đầu tiên khi cánh cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” đây cũng là minh chứng đã được đưa vào lịch sử năm 1989.
Ngày 10/10/1954, khi cả nhân dân Hà Nội đang rạo rực tưng bừng cho ngày chào đón Hội chiến thắng Thủ Đô hoàn toàn giải phóng tại Hà Nội. Cả Hà Nội đều dồn về cột cờ linh thiêng để cùng nhau hồ hởi đón giây phút này, theo sử sách ghi chép đây chính là “Lễ thương cờ Tổ quốc trên đỉnh cột cờ Hà Nội”.
Vào lúc 15 giờ chiều cùng ngày, tại nhà hát lớn thành phố đã nổi lên một hồi dài tiếng còi. Đoàn nhạc quân đội cử Quốc thiều với sự điều khiển của đồng chí cán bộ Đinh Ngọc Lên, phất cao lá cờ kéo từ từ theo từng nhịp của khúc hành quân. Đây là lần đầu tiên khi ngọn cờ đỏ sao vàng được tung bay một lần nữa.
Cột cờ Hà Nội được thiết kế và xây dựng thành 3 tầng gồm đế và thân cột. Các tầng sẽ có hình chóp vuông, nhỏ dần, được xếp chồng lên nhau và xung quanh thân cột cờ được ốp gạch sạch sẽ, bắt mắt. Mỗi tầng đều có chiều cao gồm 42,5m và cao 3,1m với hai chiếc thang dẫn du khách lên phía trên.
Tầng hai sẽ có chiều dài gồm 27m và cao khoảng 3,7m gồm 4 cửa.
Tầng ba với chiều dài là 12,8m và chiều cao 5,1m có cánh cửa được mở theo hướng chếch lên trông về phía hướng Bắc. Trên tầng chính là thân cột cờ với chiều cao là 18,2m có hình thân trụ gồm tám cạnh, vuốt thon dần lên trên, cạnh đáy được ước chừng khoảng 2m. Thân cột gồm có 54 bậc được xây xoáy dạng ốc lên phía trên đỉnh. Toàn thể sẽ được soi sáng bởi 39 lỗ nhỏ hình dẻ quạt.
Phía trên đỉnh của cột cờ Hà Nội sẽ có cấu tạo của hình lầu bát giác có chiều cao khoảng 3,3m và 8 ô cửa sổ tương ứng với 8 cạnh. Ở phía lầu giữa có hình tròn trụ, với đường kính là 40m và cao cho tới đỉnh lầu. Ở phía giữa sẽ được cắm một cán cờ 8m, toàn bộ cột cờ có chiều cao khoảng 33,4m (bao gồm cán cờ 41,4m).
Hình ảnh lá cờ Tổ Quốc màu đỏ ánh sao vàng được bay trong gió ngay trên đỉnh của Cột cờ Hà Nội từ lâu nay đã trở thành một biểu tượng in sâu vào trong tâm trí của người dân Hà Nội nói chung và những du khách từng đặt chân đến đây nói riêng. Câu chuyện được ẩn sau lá cờ luôn được du khách thích thú và tìm tòi mỗi khi đến đây.
Vào năm 1986, lá cờ Tổ Quốc luôn được tung bay trên nóc chính của cột cờ Hà Nội. Trước đây vào những dịp lễ tết thì người ta mới nhìn thấy sự xuất hiện của lá cờ mà thôi. Lá cờ có kích thước khá to với diện tích là 24m2 được may tỉ mỉ bởi cơ sở chuyên may thêu đặt tại 67 Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Cờ được may bằng vải phi bóng sản xuất từ trong nước. Để có thể chịu được nhiều trận gió to, mưa lớn thì yêu cầu những đường may phải thật sự hoàn hảo, từng khâu may được làm đi làm lại 3 lần sao cho chắc chắn. Vì diện tích lá cờ lớn nên công nhân khi may nền màu đỏ thường trải cờ ra trên mặt sàn rộng để khoét hình ngôi sao lớn vào vàng rồi mới tiếp tục hoàn thiện những khâu còn lại. Bất kể lúc nào cờ bạc màu hoặc rách thì nhanh chóng nhân viên phụ trách sẽ đến thay ngay bất kể buổi nào.
Cứ khoảng 2-3 tuần sẽ thay một lá mới như vậy có thể tính mỗi năm có khoảng gần 20 lá được thay nhau bay phấp phới trên đỉnh.Trên đỉnh tháp được kết cấu thêm một đoạn thép cao khoảng 12m để dễ dàng hơn trong quá trình thay cờ, nhân viên phụ trách sẽ sử dụng dây cáp để làm ròng rọc cho quá trình thay cờ diễn ra, và tung lá cờ mới lên đỉnh cột cờ Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội là địa điểm không nên bỏ qua khi du khách đến du lịch Thủ Đô, bởi đây không chỉ là hình ảnh đẹp mà nó mang nét thân thương, sự thiêng liêng của dân tộc Việt Nam khi hướng về Tổ Quốc.
Cầu thang dẫn du khách từ tầng thứ nhất lên tầng hai của cột cờ
Các ô cửa dẫn du khách đi quanh tầng đế thứ hai của cột cờ
Điểm đi lên đặt lên tầng đế thứ hai của cột cờ
Cột cờ Hà Nội nhìn từ tầng đế thứ ba
Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam dưới chân cột cờ Hà Nội
Một lỗ thông hơi hình hoa thị trên thân cột
Khách du lịch qua các hành động viết, vẽ, khắc lên tường
Cột cờ Hà Nội, 28A Đường Điện Biên Phủ, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, Hà Nội
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá