Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Thành Cổ Loa đã gắn bó lâu đời với người dân Hà Nội. Cổ Loa gắn với sự tích An Dương Vương dựng nước và nỏ thần giữ nước hay công chúa Mỵ Châu. Một thành cổ có ý nghĩa lịch sử, niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân.
Cổ Loa từng là kinh đô của nước Âu Lạc thời vua An Dương Vương được xây dựng vào đầu TK III TCN. Cổ Loa lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng đông đúc, người dân chủ yếu làm ruộng, đánh bắt cá và một số nghề thủ công nhẹ để sống qua ngày. Việc dời đô từ trung du về với đồng bằng như một bước tiến mới về kinh tế, chính trị và xã hội.
Khi người dân xây dựng thành họ đã tận dụng được địa hình bao quanh là những đồi, vấp để đắp thêm đất cho cao hơn tạo thành những bức tường uốn lượn xung quanh. Bên cạnh thành là con sông Hoàng Giang vừa làm hào bảo vệ thành vừa cung cấp nước sinh hoạt mùa vụ cho người dân, cũng là tuyến giao thông đường thủy quan trọng để những nhà bè tụ tập buôn bán trao đổi hàng hóa. Chất liệu xây thành hồi đó chủ yếu là đất, sau là gốm và gạch vỡ để kè thêm vào chân thành cho vững chắc và chống sụt lở.
Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết hào hùng của dân tộc ta như thành quả dựng nước của vua An Dương Vương, giữ nước nhờ có cây nỏ thần với sức mạnh bắn phát chết đến hàng trăm tên giặc hay câu chuyện tình bi thương mà ai cũng đau lòng của công chúa Mị Châu và Trọng Thủy. Những nhân vật huyền thoại với thành Cổ Loa đã đi sâu vào tiềm thức của người Việt.
Cổ Loa nằm ở vị trí đỉnh tam giác của châu thổ sông Hồng, nơi đây giao thương dễ dàng cả về đường thủy và đường bộ. Hiện nay, khu di tích Cổ Loa nằm ở trên địa phận 3 xã là Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là khu di tích có diện tích khá rộng trên địa bàn rộng lớn, với diện tích khoảng 500ha được coi là khu di tích bảo tồn đặc biệt của thủ đô và cả nước.
Theo tương truyền thành có 9 vòng xoắn ốc, nhưng do thời gian và qua bao đời đến nay hiện còn 3 vòng rõ rệt. thành được xây dựng theo kiểu đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành xây đến đâu, lũy xây đến đó, mặt ngoài thì khó đánh vào và trong thì dễ đánh ra. Cho thấy được sự vững chắc và tận tâm xây thành của người dân và những mục tiêu nhất định khi xây dựng thành. Khối lượng ước tính là 2,2 triệu mét khối đất.
Cổ Loa có 3 vòng thành cụ thể là: Thành nội, thành trung và thành ngoại
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh, hòa rộng trung bình từ 10m có chỗ rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của tường thành, hào và sông đã làm nên một thành trì vững chắc, kiên cố như một khu căn cứ quân sự thuận lợi cho tấn công và phòng thủ.
Đến với Cổ Loa du khách sẽ được hòa mình vào những kiến trúc lịch sử độc đáo và mang đậm bản sắc dân tộc xưa. Sẽ được chiêm ngưỡng những di vật lịch sử để lại tư bao đời, hít thở không khí trong lành trong khung cảnh thơ mộng yên tĩnh của thành Cổ Loa. Và hơn hết là được thăm quan ban thờ thiêng liêng của các nhân vật lịch sử nước nhà.
Qua cổng thành sẽ đến đình Cổ Loa. Đây là nơi vua xưa thượng triều, với sự uy nghiêm và trang trọng du khách đến thăm quan sẽ hòa mình vào không khí tôn nghiêm hoàng gia như thời xưa. Đây cũng là nơi trưng bày những vật di tích lịch sử như tượng An Dương Vương, nỏ thần và một số di vật đồ dùng của vua xưa có giá trị to lớn được trưng bày trong tủ kính và bảo quản cẩn thận, du khách thăm quan có thể chụp ảnh nhưng không được sờ vào hiện vật để đảm bảo tính nguyên vẹn của di vật.
Đi qua đình Cổ Loa là sẽ đến đền thờ của vua An Dương Vương, trong đền có tượng của vua thượng điện tôn nghiêm cùng với các ban thờ được bố trí theo trục dọc. Khi du khách vào cửa đền sẽ là ban thờ chính của vua sau đó sang 2 bên là các ban thờ hoàng hậu và ban thờ mẫu. Đi sâu hơn vào trong là tượng của vua An dương Vương đúc bằng đồng năm 1897 nặng 255k, được trưng bày riêng biệt ở gian trong cùng.
Bên trái là đền thờ của công chúa Mỵ Châu – con gái của vua An Dương Vương với câu chuyện tình và cái kết đau lòng mà ai cũng phải nhớ mãi về người con gái này. Đây là đền mà rất nhiều bạn trẻ khi đến thăm quan đều vào cầu duyên. Tương truyền rằng trước kia người dân ở quanh đây có phát hiện ra một tảng đá không đầu nên mang về thờ, về sau càng thờ thì càng hiện rõ kích thước và hình dáng như công chúa Mỵ Châu. Và từ đó người dân tôn thờ và tin rằng đó là bức tượng mà có linh hồn Mị Châu bên trong rất linh thiêng.
Ngay trước đền là một hồ bán nguyệt, ở giữa hồ được đắp bờ thành hình cái giếng bao xung quanh là cây xanh. Tương truyền rằng khi Trọng Thủy phản bội Mỵ Châu đã gieo mình xuống giếng tự tử và sau này khi người ta rửa ngọc trai ở đây đều thấy sáng lấp lánh đẹp hơn bội phần nên đã lấy tên là giếng Ngọc. Nước ở hồ lúc nào cũng xanh màu ngọc thêm khung cảnh xung quanh cây cối trong lành tạo nên một không gian thơ mộng và thoải mái.
Thành Cổ Loa là nơi lưu giữ những di tích lịch sử mang ý nghĩa của dân tộc, hiện đang được nhà nước tu sửa trang trọng hơn để phục vụ thăm quan của du khách trong và ngoài nước. Nếu bạn chưa đến đây lần nào hãy thử đến và cảm nhận sự bình yên, trong lành đến lạ cùng với không khí thiêng liêng và niềm tự hào dân tộc. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về thành Cổ Loa và hứng thú với địa điểm này.
Ngắm nhin thanh Cổ Loa từ trên cao
Ngắm nhìn thành Cổ Loa cổ kính giữa rừng cây xanh ngát
Ngắm nhìn thành Cổ Loa cổ kính giữa rừng cây xanh ngát
Ngắm nhìn thành Cổ Loa cổ kính giữa rừng cây xanh ngát
Ngắm nhìn thành Cổ Loa cổ kính giữa rừng cây xanh ngát
Ngắm nhìn thành Cổ Loa cổ kính giữa rừng cây xanh ngát
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: [email protected]
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá