Thứ Hai
8:00 Sáng - 5:00 Chiều
Thứ Ba
8:00 Sáng - 5:00 Chiều
Thứ Tư
8:00 Sáng - 5:00 Chiều
Thứ Năm
8:00 Sáng - 5:00 Chiều
Thứ Sáu
8:00 Sáng - 5:00 Chiều
Thứ Bảy
8:00 Sáng - 5:00 Chiều
Chủ nhật
8:00 Sáng - 5:00 Chiều
Thành cổ Hà Nội là một trong những điểm đỏ cho chuyến du lịch Hà Nội. Được biết đến là Hoàng thành Thăng Long, thuộc địa bàn phường Điện Biên và phường Quán Thánh – quận Ba Đình – Hà Nội. Đây được xem là công trình kiến trúc đồ sộ nhất, được xây dựng từ các triều vua trong nhiều giai đoạn lịch sử và từ lâu với người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng thì đây chính là một địa điểm quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của nước nhà.
Thành cổ Hà Nội là quần thể di tích gắn với lịch sử Kinh thành Thăng Long – Đông Kinh. Được xây dựng vào thời của An Nam Đô hộ phủ thế kỷ VII (thời kỳ Thăng Long) đi qua thời của vua Đinh – Tiền Lê. Và điều đặc biệt khi thành cổ dưới thời vua Lý – Trần – Lê thì được phát triển một cách mạnh mẽ. Dưới triều Nguyễn thì lại trở về với tên gọi “thành Hà Nội”
Khu di tích Thành cổ Hà Nội nằm trong top địa chỉ đỏ du lịch Hà Nội với tổng diện tích lên tới 18.395ha và bồm những khu khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu, các di tích còn sót lại trong thành cổ Hà Nội gồm: Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, nhà D67, điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn , tường thành trong đó có 8 cổng để hành cung dưới thời triều Nguyễn.
Thành cổ Hà Nội được nằm trên quận Ba Đình và có một số tuyến đường giới hạn như:
Chắc chắn một điều rằng đây chính là một trong những địa điểm quan trọng khi du khách đến thăm Hà Nội.
Để có thể tham quan được hết khu thành cổ quý khách di chuyển tới số 19C đường Hoàng Diệu rẽ vào cổng chính nơi dành cho du khách tham quan. Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể đi đến thành cổ Hà Nội bằng nhiều loại phương tiện như: xe máy, xe bus, ô tô….Nếu du khách di chuyển bằng xe bus thì tuyến 22, chuyến xe này sẽ được dừng và đón tại điểm đỗ của cửa trước thành cổ.
Thành cổ Hà Nội được xây dựng từ do Gia Long thiết kế và xây dựng làm theo, có một điều mà du khách có thể nhận ra rằng thành cổ không được to rộng như Phú Xuân. Thành được xây dựng thành hình vuông với lối xây kiểu Vauban – Pháp. Mỗi bề sẽ được bao quanh là cây cối xung quanh, điều này được ví như hào nước sâu. Bốn phía của thành cổ tương ứng với bốn con phố nổi tiếng của Hà Nội ngày nay: Đường Hùng Vương, phố Trần Phú, Lý Nam Đế và phố Phan Đình Phùng.
Xung quanh được xây dựng bằng gạch hộp chân xây dựng bởi đá xanh và đá ong. Mỗi bức tường cao khoảng 1 trượng 1 thước, dày khoảng 4 trượng. Thành được mở ra tận 5 cửa gồm: Cửa Đông, cửa Tây, cửa Bắc, cửa Tây Nam và cửa Đông Nam. Mỗi cửa đều tương ứng với phố và hướng của địa lý, đường vào được xây dựng thành hình vòm xuyên qua bức tường thành khoảng 23m, trên cửa có những canh hầu người ta gọi nó là thú lâu.
Bao quanh tường thành là dải đất rộng từ 6-7m rồi đến con hào từ 15-16m, độ sâu 5m thông với cửa sông Tô Lịch và sông Hồng. Phía bên ngoài cổng thành được xây dựng thành tường thanh trên bờ hào được gọi là Dương mã thành, với dải dài 2 trượng 9 bước, độ cao từ 7 thước 5 tấc. Những Dương mã đều cố một cửa được gọi là Nhân Môn, từ bên ngoài thành đi vào đều sẽ đi qua Nhân Môn rồi mới đến cổng thành chính.
Phía bên trong của thành cổ Hà Nội được bố trí như sau:
Sau những năm 1954 nhà con Rồng trở thành trụ sở Bộ Tổng tham mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đây được xem là nơi đã diễn ra cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị khi mở rộng vào ngày 21 tháng 3 năm 1975.
Vào năm 1812 đã dựng Cột cờ Hà Nội tại phía nam của thành cổ Hà Nội
Vào năm 1835, khi cho rằng thành cổ Hà Nội cao hơn so với kinh thành Huế, vua Minh Mạng đã xén bớt 1 thước 8 tấc, hiện thành cổ Hà Nội chỉ còn cao chừng 5m.
Vào năm 1848, vua Tự Đức khi xưng đế đã cho tháo dỡ hết cung điện còn lại ở Hà Nội để chuyển vào Kinh đô Huế.
Không chỉ là một di tích còn sót lại của thành cổ Hà Nội, Cửa Bắc còn là minh chứng cho những cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hà Nội trong những ngày đầu chống lại sự xâm lăng của Pháp. Nằm trên phố Phan Đình Phùng, Chính Bắc Môn hay Cửa Bắc được xây dựng năm 1805, là cổng thành duy nhất còn lại của thành Hà Nội thời nhà Nguyễn. Công trình được xây trên nền Cửa Bắc thời Lê theo lối vọng lâu – phần lầu ở trên còn phần thành ở dưới, với chiều cao 8,71 mét, rộng 17,08 mét, tường dày 2,48 mét. Phần thành được xây dựng hết sức kiên cố bằng đá và gạch, chân kè bằng đá. Gạch xây thành có kích thước 35,5cm x 10cm x 12cm. Đá kê có kích thước dài từ 38 đến 86cm.
Cổng thành thông từ mặt trước ra mặt sau, được cuốn vòm bằng gạch theo lối xếp một viên gạch ngang xen một viên đặt dọc. Mép cửa kè đá hình chữ nhật, diềm trên bằng đá trang trí hoa sen. Hai cánh cổng thành bằng gỗ đã được trùng tu có tổng diện tích 24m2, trọng lượng khoảng 16 tấn. Cổng được đóng mở nhờ hai bánh xe bằng đồng trọng lượng khoảng 80 kg. Phía ngoài bên trên cổng thành còn ba chữ Hán khắc đá: “Chính Bắc Môn”, diềm biển trang trí hoa dây.
Du lịch Thủ Đô không thể không tới Thành cổ Hà Nội chính là một trong những địa điểm hết sức quan trọng trong lòng người Hà Nội, để du khách có thể tham quan hết được thành cổ thì nên tham quan vào buổi sáng bởi nó sẽ thấy được rõ những nét đẹp cổ kính mà thành cổ vẫn còn giữ được thì bao đời nay.
Tham quan thành cổ để thấy những nét đẹp độc đáo cổ xưa không kém phần hiện đại
Thành cổ Hà Nội dưới chụp nhiều góc máy của du khách
Khu di tích lịch sử Thành Cổ Hà Nội
Vị thế toàn cảnh Hoàng Thành Thăng Long, tòa thành cổ nổi tiếng ở Hà Nội
Hoàng Thành Thăng Long, 19C Đường Hoàng Diệu, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, Hà Nội
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá