Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Tìm hiểu về vùng đất mỏ Quảng Ninh, đầu tiên những cái tên như vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, núi Bài Thơ, Yên Tử…dường như đã khá quen thuộc với du khách thập phương. Thêm một cái tên thương cảng cổ Vân Đồn càng gợi lên trong lòng người bao nỗi niềm bâng khuâng, xúc động khó tả về lịch sử, kinh tế, văn hóa, truyền thống đất nước trải qua các triều đại ngàn năm văn hiến.
Vân Đồn được mệnh danh là vùng đất thiêng của miền Bắc, là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn về lịch sử, kinh tế, văn hóa đất nước. Trải qua các triều đại phong kiến từ Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Và cho đến nay thương cảng này vẫn giữ nguyên được tầm chiến lược quan trọng như lúc ban đầu.
Là thương cảng đầu tiên của nước ta, được thành lập chính thức vào thời vua Lý Anh Tông, năm Đại Định thứ 10 (1149), với tên gọi ban đầu là trang Vân Đồn. Nằm phía đông và đông bắc vịnh Bái Tử Long, gồm 600 đảo lớn nhỏ. Trong đó có một dãy đảo dài chạy gần như song song với đất liền, tạo thành một vùng biển kín gió, nước sâu, dòng rộng, thuyền bè đi lại an toàn.
Ngoài ra, từ Vân Đồn có thể giao thương dễ dàng với bến cảng đảo ven bờ; các cảng, bến vùng cửa sông như Yên Hưng, Hoành Bồ; với vùng Vạn Ninh (Móng Cái), Cát Bà và các làng nghề dệt, gốm sứ cùng nhiều ngành, nghề thủ công khác của vùng châu thổ Sông Hồng và cả miền Đông Nam Trung Quốc.
Chính vì thế, thương cảng cổ này và vùng biển đảo Đông Bắc của nước ta đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các thuyền buôn Trung Quốc và phương Tây và trở thành một thực thể phát triển tương đối hoàn chỉnh và hoạt động liên tục trong gần 7 thế kỷ (từ giữa thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XVIII)
Trải qua nhiều triều đại những ghi dấu ấn đặc biệt nhất là sự phát triển hưng thịnh về kinh tế, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng thời nhà Trần. Việc trấn giữ thương cảng này được luôn là những vị đại thần trọng chức, thân vương Trần Khánh Dư nắm giữ.
Theo sử sách nhà Trần trấn giữ bến cảngVân Đồn cực kỳ chặt chẽ. Rào gỗ được dựng lên quanh những nơi buôn bán và bãi biển xung yếu của đảo, cách ăn mặc của dân buôn trong nước cũng phải khác. Lúc này, mối quan hệ giao thương mở rộng không chỉ với các thuyền buôn nhà Nguyên mà cả Nhật Bản, Mông Cổ, Philippines và các nước châu Âu.
Nhiều sản phẩm quý của nước ta được xuất khẩu như trầm hương, ngọc trai, ngà voi, vỏ quế, sừng tê giác, vàng, bạc, đồng, diêm tiêu, hải sản biển…đặc biệt là thị trường hương liệu cực kì phát triển. Hàng nhập vào lúc đó chủ yếu là gấm, vải vóc, thuốc men…
Ngoài ra, tôn giáo bắt đầu du nhập vào nước ta qua cửa khẩu này. Nhà Trần đã cho xây dựng rất nhiều chùa tháp với quy mô lớn như chùa Lấm, chùa Trong, chùa Cát, Bảo Tháp…đáp ứng nhu cầu tôn giáo cho cư dân và khách buôn nước ngoài sùng bái đạo Phật.
Trải qua nhiều biến cố và thăng trầm lịch sử dần đã mất đi nhiều vai trò chiến lược quan trọng. Cho đến ngày 31 tháng 05 năm 2006 thì Vân Đồn đã được chính phủ phê duyệt đề án ‘Phát triển kinh tế – xã hội khu kinh tế Vân Đồn – Quảng Ninh’’.
Chức năng chính của Khu kinh tế Vân Đồn được xác định là: Trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, Trung tâm hàng không quốc tế, Trung tâm dịch vụ cao cấp và đầu mối giao thông quốc tế. Đây là một bước trở mình lớn ngoạn mục phát huy những tiềm năng, thế mạnh vốn có để thúc đẩy sự phát triển kinh tế nơi đây.
Có nguồn gốc tôn giáo từ rất sớm, nơi đây tập trung rất nhiều công trình kiến trúc cổ của đạo Phật như di tích chùa Lấm, chùa tam quan, chùa Hộ, chùa Phật, Thượng diện, nhà Tổ, bệ đá, toà sen, lan can chạm sóc, chạm rồng…Hiện nay, đã trở thành những điểm tham quan lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về cội nguồn lịch sử dân tộc.
Không những thế, Thiên Chúa giáo cũng du nhập và thu hút đông đảo người dân nơi đây tham gia. Du khách khi tới đây vào dịp có thể được hòa mình vào không khí lễ hội tôn giáo truyền thống đặc sắc của cư dân.
Thương cảng cổ Vân Đồn là hệ thống những quần đảo, núi non hùng vĩ, bãi biển dài, cát trắng mịn đẹp như mơ với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn xanh ngát. Biển cả bao la, nước biển phủ một màu xanh thẳm.
Khi bình minh cũng là lúc mặt trời thức dậy nhuộm màu mới cho biển khơi. Tất cả mọi hoạt động của thương cảng lại bắt đầu. Còn hoàng hôn thì cũng không kém phần lãng mạn khi mặt trời dần chìm vào giấc ngủ, cũng là lúc tàu thuyền neo đậu, sóng bắt đầu dịu dàng hơn, trả lại không gian yên tĩnh, thanh bình cho biển đêm.
Có thể nói, thương cảng cổ Vân Đồn là một trong những điểm tham quan đặc biệt. Nơi đây lưu giữ những chứng tích lịch sử hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta trong trận chiến bảo vệ vùng trời Tổ quốc. Đồng thời, cũng là di tích văn hóa, tôn giáo, là điểm du lịch sinh thái biển đảo kì thú làm say lòng du khách.
Thương cảng cổ Vân Đồn là hệ thống những quần đảo, núi non hùng vĩ, bãi biển dài, cát trắng mịn đẹp như mơ với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn xanh ngát.
Cho đến nay thương cảng này vẫn giữ nguyên được tầm chiến lược quan trọng như lúc ban đầu
Vân Đồn được mệnh danh là vùng đất thiêng của miền Bắc, là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn về lịch sử, kinh tế, văn hóa đất nước.
Một góc thương cảng cổ Vân Đồn
Thương cảng cổ Vân Đồn là một hệ thống bến thuyền trên nhiều đảo trong vịnh Bái Tử Long
Thương cảng cổ Vân Đồn, Đảo Quan Lạn, H. Vân Đồn, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá