Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Là một khu rừng nguyên sinh đã tồn tại hàng trăm năm nay trên biển đảo Quan Lạn xinh đẹp. Rừng Trâm là một biểu tượng linh thiêng gắn liền với đời sống và tên tuổi bao thế hệ người dân xã đảo. Viếng thăm vào một ngày đẹp trời du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên trước sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp vĩnh hằng trường tồn mãi với thời gian của loại cây này.
Thuộc xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, tọa lạc ngay bên cạnh bãi biển Minh Châu tuyệt đẹp. Nơi đây sở hữu một rừng trâm tự nhiên đã hơn 300 năm tuổi, diện tích khoảng 14ha, chạy dài tầm 4 – 5km theo như hình vòng cung phủ gần kín cồn bãi tắm Minh Châu Chương Nẹp. Đây là khu rừng trâm nguyên sinh lớn nhất nước ta, với hơn 90 % các loại cây thuần chủng khác nhau, nhiều gốc cổ thụ khổng lồ, cành lá xum xuê, vươn tỏa dày đặc, bao phủ, làm mát cả một vùng trời.
Để tới được rừng trâm du khách phải tới được đảo Quan Lạn. Hiện nay, đường xá đã được xây dựng, tàu thuyền đi lại khá nhộn nhịp nên tới được đây rất thuận tiện. Nếu từ hướng Cái Rồng du khách sẽ bắt tàu từ cảng Cái Rồng -đến đảo Quan Lạn. Hoặc từ Cái Rồng đi thẳng ra bãi biển Minh Châu, vừa thưởng ngoạn cảnh đẹp trên bãi biển vừa dạo bộ tới thẳng rừng Trâm.
Tuy vậy, du khách nên chú ý về thời gian để không bỏ lỡ chuyến đi bởi mỗi ngày chỉ có hai chuyến tàu cố định này di chuyển vào khung giờ 7h00 sáng & 13h00 chiều.
Theo lời kể của cư dân địa phương, ngày xưa trên đất Quan Lạn, có cặp vợ chồng Chương – Nương. Nàng Nương có mái tóc đen dày, dài gần chấm gót. Chàng Chương rất thương vợ mỗi ngày đều lên rừng hái thảo cỏ thơm cho nàng gội đầu.
Khi đó biên đảo xảy ra trận chinh chiến, chàng phải tòng quân. Nhưng không may, chàng đã mãi mãi không trở về. Xác chàng được nước biển đẩy trôi dạt về cố hương. Từ đó, nàng Chương vì đau lòng mà cũng ra đi.
Dân trên đảo đã chôn nàng gần ngôi mộ của chồng. Không bao lâu thì ở đó đã mọc lên một loài cây xanh tốt, dần theo thời gian sinh sôi, phát triển tỏa kín thành khu rừng hoang vu, rậm rạp như một bức tường thành chắn sóng, chắn gió bão, bảo vệ cho cư dân nơi đây.
Còn ở trên cồn đá ven rừng tập trung rất nhiều con Nẹp, tương truyền đó là món quà mà nàng Trâm đã ban tặng để tỏ lòng biết ơn và thương nhớ tới dân làng. Cồn đá Chương Nẹp, rừng Trâm cũng từ đó mà có tên là như vậy.
Từ xa xưa, cư dân nơi đây đã rất coi trọng, dành một tình yêu đặc biệt để bảo vệ, gìn giữ khu rừng. Ý thức đó luôn được truyền từ đời này sang đời khác. Mặc dù gỗ trâm đặc biệt quý giá, sánh ngang với gỗ lim, gụ, trắc, sến nhưng không bao giờ được chặt phá để sử dụng. Họ tin rằng nếu đụng đến khu rừng này thì cuộc sống của mình sẽ không được bình yên.
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, thực dân pháp đô hộ nước ta, chúng có ý định chặt phá rừng để khai thác quặng ti-tan nhưng cư dân đã không đồng ý đồng loạt đệ đơn gửi lên phủ Khâm sai Bắc Kỳ yêu cầu chúng và triều đình nhà Nguyễn không được phá rừng Trâm. Để giữ đất, giữ dân, giữ đảo chúng phải miễn cưỡng đồng ý và khu rừng đã an toàn tồn tại cho đến nay.
Vào tháng 8 – 1948 đảo đã xảy ra một trận bão lớn kinh hoàng, rừng trâm bị sóng biển, gió bão tuốt sạch lá, trơ trọi những cành, gốc cây khô khốc của những cây lớn, cây con bị chết trụi. Nhưng sau một thời gian như một phép màu kì diệu, một màu xanh tươi dần dần phủ khắp rồi ra hoa kết trái, đơm những mùa quả ngọt cứu dân đảo qua nạn đói những năm dài sau đó.
Dạo bộ trên con đường mòn được cư dân lát một lớp gạch đỏ sạch sẽ hay len lỏi vào lối rẽ của những cây cổ thụ du khách như được thổi vào cơ thể một luồng sức mạnh. Dưới đất là những gỗ cây to 3- 4 người ôm mới xuể, trên là những tán lá rộng tỏa bóng mát rượi.
Tiếng gió từ biển thổi vào nhè nhẹ, du dương trên cành lá, tiếng chim hót thánh thót bên tai, thoang thoảng mùi hương của gỗ, của lá, của hoa, không khí đặc biệt trong lành. Không những thế, những cây trâm đang độ trưởng thành cành lá đua nhau mọc tít tắp. Những cây con, loài cỏ dại mọc um tùm, bò lan dưới đất, có khi quấn chặt lấy thân cây vươn lên tìm ánh sáng mặt trời.
Sau cuộc tản bộ xong du khách có thể di chuyển Nhãng Rìa và ra bãi biển hoang sơ Robinson, ra bãi biển Minh Châu… Tham gia một số hoạt động như câu cá, câu mực, khám phá hang động Soi Nhụ, hang luồn Cái Đé ở vườn thú Bái Tử Long.
Dừng chân nghỉ ngơi du khách có cơ hội thưởng thức đặc sản biển tươi ngon như mực nang, mực ống, cá mú, sá sùng, tu hài….Du khách cũng có thể cắm trại qua đêm trên bãi biển.
Tồn tại đã gần nửa thế kỷ, song hành cùng người dân Quan Lạn vượt qua bao thăng trầm, biến cố là minh chứng hùng hồn cho một sức sống mãnh liệt, diệu kỳ, cũng là niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn cho vùng đất này. Và rừng Trâm không chỉ là điểm du lịch sinh thái tự nhiên mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp của văn hóa, nhiều giá trị lịch sử, cùng với truyền thống yêu nước của người con biển đảo.
Dạo bộ trên con đường mòn được cư dân lát một lớp gạch đỏ sạch sẽ hay len lỏi vào lối rẽ của những cây cổ thụ
Tiếng gió từ biển thổi vào nhè nhẹ, du dương trên cành lá, tiếng chim hót thánh thót bên tai, thoang thoảng mùi hương của gỗ, của lá, của hoa, không khí đặc biệt trong lành
Người dân đang hái quả trâm
Rừng Trâm độc đáo trên đảo Minh Châu
Rừng Trâm, Đảo Quan Lạn, H. Vân Đồn, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá