Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp của cảnh trí thiên nhiên mà còn là một địa danh du lịch tâm linh vô cùng đặc sắc. Ngoài quần thể di tích chùa am ở Yên Tử thì chùa Long Tiên Hạ Long cũng là một trong những di tích cổ rất đỗi linh thiêng, huyền bí thu hút đông đảo khách du lịch, tăng, ni, Phật tử khắp nơi tới chiêm bái, vãn cảnh, cầu bình an, phúc lộc.
Chùa được xây dựng năm 1941, theo hệ phái Bắc Tông, đây là ngôi chùa lớn nhất trên thành phố Hạ Long, được Bộ Văn hóa – Thể thao công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngự ngay tại chân núi Bài Thơ, chùa được sở hữu khung cảnh thiên nhiên đặc biệt nên thơ và rất đỗi trữ tình với dãy núi non trùng điệp, biển lớn bao la làm say lòng bao du khách.
Đây là nơi thờ phụng các vị an thần và các tướng lĩnh có công với nước thời nhà Trần. Trải qua nhiều thăng trầm và những biến cố lịch sử gần 8 thế kỷ qua nhưng ngôi chùa vẫn an nhiên trường tồn đầy tôn nghiêm, cổ kính, uy nghi toát lên vẻ đẹp phong trần và đậm khí thiêng ngàn năm của dân tộc.
Thiết kế kiến trúc chùa Long Tiên mang đậm phong cách thời nhà Nguyễn, theo kiểu kiến trúc chồng giường giá chiêng, mái cong vuốt ở bốn đầu. Đặc biệt là những họa tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu được điêu khắc vô cùng công phu, tỉ mỉ, tinh tế và hết sức uyển chuyển. Trên đỉnh Tam quan là tượng Phật A Di Đà với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, với dòng chữ “Long Tiên Tự”. Hai bên có hai hai câu đối bằng chữ Hán.
Trên cổng Tam Quan được chia làm ba cửa : Hữu – Vô – Đại. Trong đó, cổng to dành cho những người theo Phật và hai bên cổng nhỏ dành cho khách vãng lai. Ngoài cổng Tam quan có tượng Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư của Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam Bái đường. Khu chính điện xây dựng kiểu chữ “Đinh” đặt nhiều tượng thờ Phật. Bên phải chính điện phối thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh nhà Trần, cung bên hữu phối thờ Vân Phương Thánh Mẫu.
Chùa được xây dựng trên một diện tích và khuôn viên rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên xung quanh vô cùng thanh tịnh. Bao quanh là núi rừng trầm mặc, cây cối bạt ngàn xanh ngát, núi non hùng vỹ như những bức trường thành bảo vệ sự uy nghiêm cho ngôi chùa trường tồn. Chùa có vị trí lưng tựa núi, tầm nhìn khoáng đạt hướng ra biển lớn. Sáng sớm sương giăng bao phủ, chiều đến mây trắng phủ kín lối đi.
Khung cảnh vô cùng hoang sơ, thi vị, không khí mát mẻ, cảnh sắc tươi đẹp. Khuôn viên chùa được trồng nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, những hàng đại vào mùa trổ hoa thơm ngát khắp chốn, những hàng thông vi vu trong gió, những cây cổ sừng sững, hiên ngang trước thời gian. Không gian thiên nhiên ngàn năm ấy như tô thêm vẻ đẹp cổ kính, uy nghi, thiêng liêng cho ngôi chùa.
Lễ hội truyền thống sẽ được tổ chức vào ngày 23 / 4 âm lịch hàng năm. Tham dự lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn rước kiệu hoành tráng. Lễ rước kiệu xuất phát từ chùa, qua đền Ðức Ông, đến đền thờ An Dương Vương và cuối cùng quay lại chùa. Ngoài ra, chùa tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, văn hóa tâm linh và nhiều hoạt động vui chơi có ý nghĩa nhân văn lớn như diễn chèo, đấu vật, hát chầu văn, cờ tướng,…
Hằng năm, cứ xuân về, Quảng Ninh vào mùa trẩy hội. Chùa Long Tiên lại đón vô vàn tăng ni, phật tử và du khách thập phương. Trước khi hành hương về Yên Tử linh thiêng hay tới hội Đền Cửa Ông. Ai cũng mong muốn được dâng hương, tỏ lòng thành tại Long Tiên Tự trước.
Đến với cửa Phật du khách có thể đi vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất đi chùa Long Tiên là vào dịp lễ hội sau tết Nguyên Đán hoặc vào ngày lễ hội hàng năm. Lúc này, không khí chùa vô cùng nhộn nhịp, chùa được trang hoàng lộng lẫy, du khách và các tăng ni khắp nơi đều về đây tụ hội.
Ngoài ra, bạn có thể đi lễ chùa vào khoảng từ tháng 5 cho đến hết năm để tận hưởng không khí yên bình và thanh tịnh cũng như vãn cảnh thiên nhiên hữu tình nơi đây. Cảnh chùa đẹp nhất vào lúc sáng sớm và lúc chiều tà, khi sương trên núi còn giăng kín, mây trắng ngàn năm bao phủ tạo nên một không gian vô cùng yên tĩnh, huyền bí, mờ mờ, ảo ảo. Tiếng chuông chùa ngân lên từng hời cùng với tiếng cầu kinh khấn Phật. Cảnh trí thanh tịnh, đẹp tựa chốn bồng lai.
Phần đông du khách tới chùa đều dâng lễ nhạt như hương, hoa, xôi, bánh trái, hoa quả, trà nước, tiền vàng… để lễ Phật. Đối với lễ mặn thì dâng lên các tướng lĩnh nhà Trần để cầu bình an, may mắn, phúc lộc, sức khỏe cho gia đình .Các bạn lưu ý khi tới chùa nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng, tiền mặt bỏ vào hòm công đức, giữ gìn cảnh quan, tôn trọng cửa Phật…
Tới chùa Long Tiên du khách có thể đi bằng nhiều cách khác nhau. Nếu đi bằng xe khách từ hướng Hà Nội thì sẽ khởi hành từ bến xe Gia Lâm, Mỹ Đình hoặc Lương Yên và đáp tại bến xe Bãi Cháy, sau đó bắt taxi tới chùa.
Nếu đi xe máy thì từ hướng Hà Nội du khách sẽ đi theo lịch trình sau : : Hà Nội -> Ngã ba Sài Đồng -> Bắc Ninh -> đi theo quốc lộ 18 tới Phả Lại -> Chí Linh -> Đông Triều -> Uông Bí -> Hạ Long. Từ trung tâm thành phố bạn rẽ vào đường Nguyễn Du và đi tiếp khoảng 700m đi vào đường Lê Thánh Tông. Sau đó, đi thẳng sẽ tới bãi đỗ xe Bạch Đằng và di chuyển tiếp theo biển chỉ dẫn tới chùa Long Tiên.
Nếu muốn đi từ vịnh Hạ Long, bạn phải đi đò qua sông, tại đây có nhiều chuyến thuyền đò phục vụ du khách. Thuê đò đi chùa Long Tiên có giá dao động khoảng 100.000vnđ/người, mỗi chuyến đi được khoảng 10 người. Nếu đi nhóm đông người thì giá thuê tàu sẽ rẻ hơn.
Tóm lại, chùa Long Tiên không chỉ là một ngôi chùa cổ hội tụ linh khí linh thiêng ngàn năm của dân tộc. Du khách hành hương tới đây không chỉ bị hấp dẫn bởi thiết kế kiến trúc đặc biệt vô cùng thanh thoát, uyển chuyển mà còn bị choáng ngợp trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, không gian mở khoáng đãng, ngập tràn ý thơ luôn mang đến cho người ta cảm giác thoải mái tự do, tự tại. Và với những chia sẻ trên hi vọng sẽ mang đến cho du khách nhiều thông tin bổ ích trong hành trình hành hương về đất Phật.
Lối vào chùa Long Tiên
Một góc nhìn khác của mặt tiền chùa
Khách tới tham quan đang cầu nguyện
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa
Nhiều người đang cầu nguyện trước tượng Quan Thế Âm
Chùa thu hút rất nhiều dân địa phương và khách du lịch tới thăm quan hàng tháng
Cùng đi sâu hơn vào kiến trúc chùa
Một góc nhìn khác của chùa
Chính Điện chùa Long Tiên
Thêm một góc nhìn khác của chùa
Góc nhìn ra cổng chùa
Bên trong Chính Điện
Một góc thờ các tướng lĩnh nhà Trần trong chính điện
Thêm một gian thờ các tướng lĩnh nhà Trần
Tượng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Cận cảnh gian thờ các tướng lĩnh đời Trần
Tượng thờ Hộ Pháp tại chùa
Rất nhiều tượng thờ được đặt trong chùa
Cung Trần Triều tại chùa
Hoa văn độc đáo tại một gian thờ của chùa
Thêm một gian thờ khác trong chùa
Góc nhìn chính diện của gian thờ
Các bức tượng thờ màu vàng nổi bật trong chùa
Kiến trúc độc đáo của chùa
Gian thờ các tướng lĩnh nhà Trần
Tượng thờ Hộ Pháp
Phía sau tượng thờ Hộ Pháp là một gian thờ khác
Cung Mẫu, Lầu Cô, Lầu Cậu tại chùa
Bảng tra sao được đặt ngoài cửa chính điện
Góc nhìn chính diện của Tổ Đường
Bên trong Tổ Đường
Cùng đi sâu hơn vào Tổ Đường
Tổ Đường tại chùa Long Tiên
Tượng thờ tại chùa Long Tiên
Tổ Đường tại chùa Long Tiên
Từ chính điện nhìn ra cổng Tam Quan
Phía sau chùa là một ngọn núi đá to khổng lồ
Tượng Phật Quan Thế Âm tại chùa Long Tiên
Cổng Tam Quan Nội chùa Long Tiên
Chùa Long Tiên, Đường Lê Quý Đôn, P. Bạch Đằng, Tp. Hạ Long, T. Quảng Ninh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá