Ninh Thuận là vùng đất nắng gió xưa là kinh đô của Vương quốc Chăm pa cổ. Tại đây, nền văn hóa Chăm như một món ăn tinh thần không thể thiếu, nó gắn bó và thân thuộc với người dân nơi này. Xứ sở hoa xương rồng hiện còn 3 ngôi tháp cổ độc đáo, trong đó phải kể đến tháp Pôrômê đã chứng kiến biết bao đổi thay của lịch sử. Cùng tìm hiểu về ngôi tháp này khi tham quan du lịch Ninh Thuận qua bài viết dưới đây!
Tháp Pôrômê xây dựng ở vùng đất Champa vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Tháp mang tên của vị vua Pôrômê đã có công lớn trong việc phát triển nền nông nghiệp và thủy lợi của nước Chăm Pa. Vào năm 1992, tháp đã được công nhận là di tích quốc gia.
Tháp Pôrômê nằm thuộc địa bàn thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. Ngôi tháp nằm tại một ngọn đồi cao, nằm cách thị xã Phan Rang – tháp Chàm 15 cây số về phía Nam.
Tháp Pôrômê là công trình được đánh giá là quý hiếm và giá trị tại đất nước ta và thế giới. Tháp Pôrômê được xem như là một bản sao không hoàn hảo của tháp Poklong Garai. Công trình này là tổng thể của hai tháp, tháp chính là nơi thờ vị vua Pôrômê và tháp phụ là nơi thờ Hoàng Hậu.
Tháp còn khá nguyên vẹn với thiết kế hình tứ giác, với chiều cao là 21.59 mét. Trước kia, trong quá trình nghiên cứu và khai quật, người Pháp đã thấy một số đồ bằng vàng và bạc, trang sức. Trong thời gian gần đây, các nhà khảo cổ tại Việt Nam cũng tìm thấy một số bát vàng cổ.
Tháp Pôrômê là một trong những tháp của người Chăm còn giữ được nét nguyên vẹn, lối kiến trúc độc đáo trường tồn cùng với thời gian. Tháp được thiết kế với 4 tầng, một cửa chính. Cửa chính tại đây có dạng vòm, ở phía bên trên có gắn phù điêu vị thần Siva.
Tại ba tầng khác thì ở bốn mặt đều có vòm cung, được gắn tượng người tạo cho tháp một nét trầm mặc và uy nghi. Tại bốn góc của bốn đỉnh được gắn phù điêu hình ngọn lửa. Tại đỉnh tháp có một tảng đá lớn hình Linga.
Mặt chính của tháp quay hướng đông, các cửa giả của tháp có hình các vị thần được làm bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt đậm chất bản địa.
Tại đỉnh tháp, ở góc có trang trí búp sen đá. Tại mỗi hốc giả là hình ảnh vị thần chắp tay tư thế cầu nguyện. Ở phía trong tháp chính có thờ tượng Pôrômê, tạo từ hình tượng Linga 8 tay. Lối đi vào tháp có một tượng bò Nandin tạc bằng phiến đá xanh đen.Ở phía sau là công trình thờ Hoàng hậu. Khung cảnh thiên nhiên phía bên ngoài tháp có cây xanh rợp bóng, không khí vô cùng mát mẻ nên du khách có thể đến tham quan vào các mùa trong năm mà không lo ngại nắng gió.
Hàng năm, lễ hội Katê diễn ra tại các đền tháp vào tháp Pôrômê vào ngày mùng một tháng bảy Chăm lịch, tức là vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Đây là một lễ hội truyền thống và quan trọng nhất của người Chăm.
Tại lễ hội người dân và các vị chức sắc dâng lễ lên để tưởng nhớ các vị tổ tiên, ông bà và cầu mong một năm với nhiều may mắn, mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi thức như lễ rước y trang, tắm tượng thần, mở cửa tháp….
Tại lễ hội Ka tê du khách sẽ được thưởng thức những nét văn hóa truyền thống rất riêng, được hòa vào các điệu múa của người Chăm, do các cô gái Chăm biểu diễn. Những điệu múa vô cùng mềm mại và uyển chuyển, đầy sự nghệ thuật và tài hoa trong đó.
Khi tới đây, du khách vừa có cơ hội tìm hiểu văn hóa, vừa được hòa vào cuộc sống, trải lòng với những người dân ở nơi đây, nghe họ kể về những câu chuyện đời sống cũng như thế giới tâm linh đầy bí ẩn.
Lễ hội Ka tê đã là một nét đẹp, nghi lễ, một hoạt động tinh thần tốt đẹo không thể thiếu của người Chăm, như hòa vào nét đẹp uống nước nhwos nguồn của dân tộc Việt Nam. Tại lễ hội cũng có nhiều hoạt động vui chơi, khám phá, thưởng thức các món ăn truyền thống, mua về những món đồ kỉ niệm làm quà cho bạn bè và người thân. Tới tham quan du khách có thể chụp ảnh, lưu lại những bức ảnh ấn tượng để làm kỉ niệm.
Có thể nói, Tháp Pôrômê đã trải quan bao thế kỷ, song hành cùng thời gian và lịch sử đã để lại bao ấn tượng trong lòng du khách ghé qua. Đây là một công trình cần tiếp tục gìn giữ và phát huy để những nét đẹp của các dân tộc sống mãi cùng thời gian.
Tháp Pôrômê, X. Phước Hữu, H. Ninh Phước, T. Ninh Thuận
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá