Ninh Thuận được thiên nhiên ưu đãi cho không ít vẻ đẹp “độc nhất vô nhị” cùng nền văn hóa Chăm độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Khi tham quan du lịch Ninh Thuận, khám phá nền văn hóa Chăm phải nhắc đến làng nghề làm gốm mang tên Làng gốm Bàu Trúc.
Từ xưa, Poklong Chang là một vị cận thần của vua Chăm Po Klong Garai được người Chăm nhắc tới như là người đã đưa người dân từ vùng đồi núi về sinh sống tại cánh đồng “Hamu Trok”. Ông đã dạy cho người Chăm cách làm gốm từ đất sét được lấy từ các bờ sông, con suối gần đó. Không những vậy vợ chồng của ông còn dậy cho dân cách để đánh bắt, trồng trọt, buôn bán để cải thiện đời sống.
Từ khi di chuyển chỗ ở, người Chăm đã phát triển và đưa nghề gốm ngày càng hưng thịnh, có vai trò to lớn hỗ trợ cả về kinh tế và tinh thần.
Thời kỳ vua Minh Mạng năm 1832, tên gọi Hamu Trok đã được đổi thành Vĩnh Thuận.
Đến năm 1954, theo dòng lịch sử thôn Vĩnh Thuận có lúc thuộc phủ Bình Thuận, lúc thì thuộc xã Phước Hậu, Bình Thuận.
Thời kháng chiến chống Mỹ, người Chăm phải đối mặt với trận thiên tai, lũ lụt đã cuốn hết trâu bò và nhà cửa. Người Chăm di dời về nơi có vị trí cao ráo hơn với cái tên gọi là Bàu Trúc. Tên gọi đó xuất phát là do nơi đây có cái ao khá lớn, xung quanh có nhiều trúc, tiếng chăm bàu chính là ao, hồ. Từ đó mà làng nghề tại nơi đây có tên là Bàu Trúc.
Khi thống nhất đất nước, năm 1976 thì sáp nhập tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải, Bàu Trúc giữ nguyên tên gọi thuộc thôn Vĩnh Thuận, huyện An Sơn. Nhưng tới năm 1992, lại tách hai tỉnh đó ra như cũ.
Làng gốm Bàu Trúc nằm trên đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận của thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây cách trung tâm thành phố Phan Rang 10 cây số về phía Nam.
Điểm độc đáo của nghề gốm Bàu Trúc là không sử dụng bàn xoay tạo hình mà hoàn toàn sử dụng bàn tay khéo léo của con người để nắn, để chế tác nên những hình ảnh mượt mà nhất. Đó nét rất riêng, thể hiện sự tinh tế và chịu khó của người phụ nữ Chăm.
Để làm nên những sản phẩm gốm, việc chọn chất liệu rất quan trọng, đất sét làm gốm phải được lấy từ bờ sông Quao, đem đi đập nhỏ, sau đó trộn lẫn, nhào nhuyễn với cát mịn. Lượng cát phải phù hợp và được điều chỉnh cho phù hợp với kích cỡ của sản phẩm.
Khi bước vào công đoạn làm gốm, những nghệ nhân vừa phải nặn vừa phải chỉnh để tạo nên dáng gốm, tiếp đó dùng “vòng quơ” trải quanh thân của gốm. Phải dùng “vải cuộn” quấn quanh tay để thấm nước. Người làm phải chà láng mặt ngoài để tạo những nét đặc sắc nhất.
Tiếp đến là công đoạn trang trí các họa tiết và hoa văn trên các sản phẩm gốm. Thường thì các họa tiết này về sông nước, thực vật, các hình ảnh thiên nhiên đất trời hay chấm vỏ sò,… Đặc sắc hơn cả là hoa văn về móng tay và hình ảnh của các vị thần với sự mộc mạc, nhẹ nhàng, gần gũi.
Sau khi các công đoạn trên, nghệ nhân gốm sẽ chuyển sang bước nung gốm truyền thống ở nhiệt độ 5000 độ C tới 6000 độ C, với khoảng thời gian nung là vào 6 giờ đồng hồ. Lò nung tại đây được thiết kế ở bên ngoài trời để có thể lấy được khí oxy một cách tốt nhất.
Khi trải qua quá trình nung, các nghệ nhân sẽ lấy gốm ra để phun màu, rồi tiếp tục nung khoảng 2 tiếng nữa.
Theo quá trình hình thành và phát triển, làng gốm Bàu Trúc có sự thay đổi đa dạng trong hoạt động làm nghề gốm. Ở làng gốm, người Chăm giữ được nét văn hóa, phong tục riêng.
Nghề gốm truyền thống đã trở thành một nét văn hóa tinh thần không thể thiếu, thể hiện những nét văn hóa, giá trị cốt lõi của dân tộc. Làng gốm Bàu Trúc được xem như bảo tàng sống của Tỉnh Ninh Thuận và là làng nghề cổ nhất khu vực Đông Nam Á với những sản phẩm thủ công tuyệt vời và sắc sảo.
Khi tới tham quan, du khách sẽ biết đến nét tín ngưỡng của người Chăm đối với việc tạ ơn người đã xây lên nghề gốm. Hằng năm, vào ngày 21 tháng 7 hàng năm (ngày 3 tháng 7 Chăm lịch), tại đây lại tổ chức ngày giỗ Tổ nghề.
Chuẩn bị trước buổi lễ, các vị chức sắc, dân làng tập trung tại nhà làng để làm nghi lễ rước y trang. Buổi lễ xuất phát từ khu dân cư tới đền thờ Pôklong Chang.
Khi tới tham quan du khách sẽ ngỡ ngàng trước một bảo tàng sống với rất nhiều các sản phẩm từ gốm đa dạng mẫu mã và chủng loại, từ sản phẩm đơn giản nhất đến các sản phẩm tinh xảo và công phu nhất.
Nơi đây có nhiều các sản phẩm độc đáo như ấm nước, bình hoa, chum vại, nồi niêu,… sẽ cho du khách cảm giác như được lạc vào một bảo tàng gốm đậm chất văn hóa, nghệ thuật.
Đến làng gốm du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các nghệ nhân chế tác nên những tác phẩm gốm, đồng thời được tự tay thử làm nên sản phẩm từ gốm cho riêng mình. Cùng hòa vào cuộc sống của người dân tại đây, được nghe những câu chuyện kể vô cùng hấp dẫn của người Chăm.
Chính những nét độc đáo và mang ý nghĩa văn hóa truyền thống của dân tộc mà nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm kích thích sự duy trì và phát triển nghề gốm và những nét văn hóa nghệ thuật tốt đẹp của dân tộc.
Làng gốm Bàu Trúc là nơi hội tụ các giá trị về văn hóa và nghệ thuật của người Chăm cần được bảo vệ, duy trì và phát huy.
Làng gốm Bàu Trúc, Tt. Phước Dân, H. Ninh Phước, T. Ninh Thuận
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá