Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Du lịch Hà Nội ngày càng phát triển và hấp dẫn du khách nhờ những địa danh nổi tiếng như Lăng Hồ Chí Minh, Hồ Hoàn Kiếm, Nhà Hát Lớn, Chùa Một Cột, Hồ Tây… và không thể không kể đến một ngôi chùa với giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo là chùa Tây Phương. Cùng tìm hiểu địa điểm này khi du lịch Hà Nội ngay thôi!
Theo nhiều nghiên cứu, chùa Tây Phương được xây dựng vào thời nhà Mạc, các hoa văn họa tiết trang trí thuộc phong cách nghệ thuật cuối thế kỉ 16, đầu thế kỉ 20. Chùa Tây Phương được ví như là một bảo tàng tượng Phật đặt trên đỉnh núi cao hơn 100 m.
Chùa được trùng tu nhiều lần vào các thế kỉ 16, 17 và 18. Vào đời vua Lê Thần Tông, năm 1632 ngôi chùa xây thượng điện gồm 3 gian và hậu cung, hành lang 20 gian. Thời gian những năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc cho phá chùa cũ, xây chùa mới và tam quan. Vào năm 1794, nhà Tây Sơn cho đại tu và hình dáng kiến trúc tồn tại đến tận ngày nay.
Chùa Tây Phương tọa lạc trên ngọn núi Tây Phương, thuộc thôn Yên xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chùa Tây Phương còn có tên gọi là chùa Sùng Tự nổi tiếng với những pho tượng Phật có giá trị.
Chùa Tây Phương là công trình có kiến trúc độc đáo bậc nhất Việt Nam, có sự kết hợp phong cách truyền thống với cảnh quan thiên nhiên xứng đáng là ” Đệ nhất cổ tự”. Để lên được chùa khách tham quan cần qua 239 bậc đá ong. Sử sách còn ghi lại, năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian.
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba tòa cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau gồm có chùa: Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng. Mỗi tòa đều có kiến trúc riêng rẽ nhưng lại kết hợp thành một quần thể. Tổng cộng trong chùa có khoảng 72 pho tượng gỗ theo kiểu tượng tròn được đánh giá vào loại bậc nhất về nghệ thuật tạc tượng cổ nước ta. Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng.
Kiến trúc chùa được xây dựng theo kiểu chữ Tam với ba ngôi chùa mỗi ngôi chùa cách nhau 1.6 m, xây song song dọc theo sườn núi. Ba ngôi chùa là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng tạo nên một tổng thể hài hòa giữa không gian trầm tịch của rừng núi. Mái chùa được thiết kế với những góc đao cong vút.
Mỗi ngôi chùa gồm 2 tầng với thiết kế mái kiểu chồng diêm, múi của mái trên in nổi hình lá đề, dưới là ngói lót hình vuông sơn nhiều màu. Mái chùa có những góc đao được làm từ gỗ và đất nung kết hợp với đường nét nổi lền hình rồng phượng, hoa lá. Tường của chùa được làm bằng gạch Bát Tràng, các cột kê trên đá tảng xanh, nổi bật lên hình cánh sen.
Chùa Tây Phương có kiến trúc độc đáo, nơi tập trung những tác phẩm điêu khắc được làm từ bàn tay của các nghệ nhân làng Mộc trong vùng Tổng Nủa, làng truyền thống Chàng Sơn. Chùa là nơi lưu giữ hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu tạc từ gỗ mít sơn son thếp vàng như: bộ tượng Tam Thế Phật, A Di Đà Tam Tôn, tượng Bồ Tát Di Lặc,…Có nhiều pho tượng được tạc cao hơn người thật như 8 pho tượng Kim Cương và Hộ Pháp, cao khoảng 3 mét.
Điểm nổi bật là tượng 18 vị La Hán thờ tại chùa Tây Phương là các vị Sư tổ của Phật Giáo. Đây là nét độc đáo điển hình nhất của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỉ 18. Năm 1962 chùa Tây Phương được Bộ Văn Hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Năm 2014 chùa được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.
Nét độc đáo tại chùa Tây Phương
Chùa chính Tây Phương có nhiều điểm khác biệt về kết cấu khung gỗ, mái, trang trí trên kiến trúc gỗ tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho ngôi chùa. Nhà Tổ – nhà Mẫu kết cấu 3 gian hai dĩ. Phía bên ngoài thờ Tổ, trong thờ Mẫu. Nhà khách của chùa nằm ở sườn phải chùa chính gồm có 7 gian, với kiểu tường hồi bít tốc, hai hồi dải thoải dần theo hình tay ngai, mái lợp ngói ri.
Hai bên lối lên chùa Tây Phương là cây cối xanh tỏa bóng che mát cho du khách. Các loài đặc trưng tại chùa như mây, trám, bồ quân, sắn thuyền, núc nác… và nổi bật là hàng tre xanh bên bậc đá ong cổ kính dẫn lên ngôi chùa ngàn năm tuổi.
Từ ngày mồng 6 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch chùa Tây Phương tổ chức hội chùa đã thu hút khách thập phương đến lễ phật, tham quan. Các hoạt động diễn ra như kéo co, đánh cờ, chọi gà, đấu vật, múa rối nước, hát xứ Đoài… cùng với nhiều nghi lễ như mộc dục, tụng kinh, chạy đàn… đã tạo không khí sôi nổi, náo nức thu hút nhiều người.
Những món đặc sản nổi tiếng: bánh tẻ Cầu Liêu, chè Lam Thạch Xá, những món đồ thủ công như chú chuồn chuồn làm từ tre truyền thống…
Chùa Tây Phương là một địa điểm dừng chân lý tưởng cho du khách từ khắp mọi nơi. Nếu du khách có cơ hội tham quan du lịch Thủ đô hoặc đang có kế hoạch tìm một nơi yên tĩnh để tĩnh tâm, nơi để thưởng thức phong cảnh kiến trúc độc đáo thì đừng bỏ qua địa điểm hấp dẫn này.
Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc tự 崇福寺)
Công trình đầu tiên bắt đầu từ chân núi Câu Lâu
Từ Tam quan hạ có 237 bậc thang lát đá ong dẫn đến đỉnh núi
Cuối các bậc đá ong là Tam quan thượng
Đây là mặt chính diện của ngôi chùa cổ
Mặt bên chùa chính với 3 công trình Tiền đường, Trung đường và Thượng điện, chùa Tây Phương, Hà Nội
Mái chùa Tây Phương một dạng thức "Kiến trúc rồng hướng về bầu trời"
Mái lợp có hai lớp ngói
Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn
Các tòa nhà được ngăn cách bởi khoảng sân trời thoáng đãng
Bàn thờ bên trong chùa Hạ
Chùa Tây Phương, x. Thạch Xá, H. Thạch Thất, Hà Nội
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá