Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Huyện Khoái Châu là một huyện du lịch tiềm năng của Hưng Yên với sự phong phú về cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tính đến nay, huyện đã được xếp hạng 22 di tích lịch sử. Trong đó, quần thể cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch – Hàm Tử – Bãi Sậy thuộc tuyến du lịch chính trên sông Hồng (Hà Nội – Phố Hiến) là một điểm du lịch đáng chú ý nhất. Cụm di tích thu hút khách du lịch ghé thăm bởi vẻ đẹp độc đáo cùng với ý nghĩa lịch sử của chúng.
Cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch – Hàm Tử – Bãi Sậy cách Hà Nội hơn 20km về phía đông, thuộc địa phận huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là một điểm đến nổi bật của du lịch Hưng Yên, thu hút rất đông du khách khắp cả nước ghé thăm mỗi năm.
Hầu hết các địa danh của cụm di tích đều nằm cạnh sông Hồng, sở hữu cảnh quan đẹp cùng khí hậu trong lành. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết và lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung và đã được nhà nước xếp hạng là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng của quốc gia.
Theo dòng lịch sử, cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch – Hàm Tử – Bãi Sậy đã trải qua nhiều thăng trầm biến cố, tác động của con người cũng như của thiên nhiên. Vậy nhưng, cho đến nay, nơi đây vẫn giữ được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô phong phú, thu hút du khách đến tham quan tìm hiểu.
Để di chuyển tới cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch – Hàm Tử – Bãi Sậy, du khách có thể lựa chọn hai cách đi như sau:
Đền Đa Hoà gắn liền với một thiên tình sử đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam – chuyện tình chàng Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung. Dòng sông bến nước nơi đây chính là nơi lưu tuyền và lan tỏa huyền tích về mối tình thiêng liêng, nổi tiếng.
Bên cạnh việc là nơi lưu trữ câu chuyện mang giá trị nhân văn sâu sắc, đền Đa Hòa còn mang giá trị kiến trúc rất lớn. Đền có tổng diện tích 18.720m2, bao gồm 18 mái nhà lớn nhỏ. Có lẽ, con số này lấy cảm hứng từ thiên tình sử của nàng Tiên Dung, gợi nhắc cho du khách nhớ tới nàng công chúa 18 tuổi xinh đẹp. Từ trên đê cao nhìn xuống, những nóc nhà mang kiểu dáng như con thuyền mũi cong, được nâng đỡ bởi 2 con vật có mặt rồng, mình sư tử giống như 18 con thuyền lớn quây quần giữa sóng nước bao la. Hình ảnh này như tái hiện lại cảnh đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung khi nàng du ngoạn trên sông rồi gặp Chử Đồng Tử tại đây.
Ghé thăm đền Đa Hòa, ngoài việc được ngắm nhìn vẻ đẹp bình yên của vùng quê nhỏ, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những di vật cổ đặc sắc: ba pho tượng đồng Đức Thánh Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung và nàng Tây Sa công chúa; ba ngai thờ gỗ có niên đại từ cuối thế kỷ 16 – 17; đôi lọ Bách thọ với một trăm chữ thọ khắc trên thành lọ nhưng không chữ nào giống chữ nào.
Với lối kiến trúc độc đáo và việc sở hữu những di vật cổ quý giá, đền Đa Hòa thu hút hàng ngàn khách du lịch tới tìm hiểu về câu chuyện tình nhân văn cao đẹp của dân tộc. Đồng thời, nơi đây còn được biết đến bởi cảnh quan tươi đẹp và sự hài hòa tuyệt vời giữa thiên nhiên và kiến trúc nghệ thuật.
Rời khỏi đền Đa Hòa với câu chuyện tình thiêng liêng, du khách đến với địa điểm tiếp theo của khu du lịch là đền Dạ Trạch. Nơi đây cũng là một di tích đặc biệt lưu giữ những giá trị nhân văn cao đẹp bởi câu chuyện của Đức Thánh và nhị vị phu nhân.
Đền Dạ Trạch còn có tên gọi là đền Hóa, nằm tại thông Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên. Tương truyền, ngôi đền được xây dựng sau khi Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân hóa về trời trên nền đất của lâu đài và thành quách xưa. Nơi đây lưu giữ những cổ vật quý giá liên quan đến Đức Thánh Chử Đồng Tử. Tiêu biểu nhất là chiếc nón và cây gậy mà Đức Thánh từng dùng để cứu nhân độ thế.
Ngoài ra, đền Dạ Trạch còn xuất hiện Ông Bế – Bế ngư thuyền quan. Đây là một biểu tượng tín ngưỡng thời nguyên thủy của những cư dân chinh phục đầm lầy.
Năm 1989, đền Dạ Trạch được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật.
Cửa Hàm Tử còn gọi là Hàm Tử quan, thuộc xã Hàm Tử, nằm bên tả ngạn sông Hồng. Đây là nơi xảy ra trận Hàm tử nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 của quân dân Đại Việt.
Tháng 5/1285, sau khi thực hiện chiến lược rút lui về Thiên Trường và vào Thanh Hóa, vua tôi nhà Trần bắt đầu thực hiện cuộc phản công vào các cứ điểm quan trọng của quân Nguyên tại Khoái Châu. Trong đó, trận quyết chiến tại cửa Hàm tử, 5 vạn quân do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy đã giành thắng lợi nhanh chóng. Cùng với các trận tại Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, chiến thắng này đã góp phần quét sạch 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi Đại Việt.
Gắn với cuộc khởi nghĩa phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX, bãi sậy cũng là một địa danh lịch sử nổi tiếng. Nơi đây là một vùng đầm nước rộng lớn, lau sậy um tùm. Trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, đây chính là căn cứ trọng điểm. Cuộc khởi nghĩa kéo dài từ năm 1883 đến năm 1892. Tuy không giành thắng lợi nhưng với tinh thần chiến đấu bất khuất của nghĩa quân, cuộc khởi nghĩa đã khẳng định lòng yêu nước, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp sau này.
Với những giá trị nhân văn cao đẹp cùng giá trị lịch sử lớn lao, cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch – Hàm Tử – Bãi Sậy là một điểm đến lý tưởng cho du khách. Tại đây, bạn có thể vừa thư giãn, thả hồn vào cảnh đẹp thiên nhiên bình dị, vừa có cơ hội tìm hiểu những câu chuyện đầy tự hào của dân tộc.
Kiến trúc cổ của ngôi đền Dạ Trạch
Chiếc nón và cây gậy của Chử Đồng Tử được lưu giữ tại đền
Ba pho tượng đồng tại đền Đa Hòa
Đền chính của đền Đa Hòa
Hoàng hôn trên Bãi Sậy
Cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch – Hàm Tử – Bãi Sậy, x. Bình Minh, H. Khoái Châu, T. Hưng Yên
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá