Lễ hội Gầu Tào lễ hội cầu mùa của người Mông

Dân tộc Mông, một trong những cộng đồng thiểu số chủ yếu định cư ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Giang, nơi được coi là điểm cư trú lâu đời nhất. Với sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, người Mông tổ chức nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, thể hiện rõ những đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng, và phong tục tập quán của họ, trong đó có lễ hội Gầu Tào. Để hiểu rõ hơn về nền văn hóa này, bạn có thể thăm thú vào đầu tháng giêng hàng năm.

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội gì?

Lễ hội Gầu Tào lễ hội cầu mùa của người Mông
Lễ hội Gầu Tào là một lễ hội lớn của đồng bào người Mông

Lễ hội Gầu Tào là một lễ hội truyền thống đã có từ lâu đời trong sinh hoạt cộng đồng của người Mông. Gầu Tào được hiểu theo tiếng Kinh nghĩa là lễ cúng, lễ tạ trời đất, thần linh, thổ địa. Còn theo  tiếng Mông nghĩa là “chơi ngoài trời”, chỉ việc cầu phúc, cầu mệnh được diễn ra ngoài trời.

Cầu phúc: Người Mông muốn  cầu mong cho mọi gia đình đều có con đàn cháu đống nối dõi, con cháu khỏe mạnh, ăn nên làm ra. Cầu cho dân làng no ấm, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy đồng. Nếu trong thôn làng nếu có gia chủ nào không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, thì đến lễ hội để cầu phúc để được thần linh phù hộ độ trì.

Cầu mệnh với ý nghiã là cầu cho thôn làng không ốm đau, bệnh tật, nhà nhà đều khỏe mạnh, yên ấm, hạnh phúc. Nếu trong làng có gia đình nào bị ốm đau, con cái yếu ớt, bệnh tật, vật nuôi lụi dẫn, thì cũng phải đến tổ chức lễ Gầu Tào đề cầu mệnh.

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức vào thời gian nào?

Lễ hội Gầu Tào lễ hội cầu mùa của người Mông
Lễ hội  Gầu Tào thường được tổ chức vào đầu tháng giêng âm lịch

Thường lệ, các lễ hội của người Mông thường diễn ra sau mùa thu hoạch hoặc đầu năm mới, bởi lẽ lúc này cộng đồng có nhiều thời gian hơn và thời tiết mát mẻ hơn. Lễ hội này cũng không ngoại lệ, thường được tổ chức vào đầu tháng giêng hàng năm và kéo dài trong suốt 3 ngày. Trong trường hợp không tổ chức trong 3 năm liên tiếp, lễ hội sẽ được tổ chức một lần lớn hơn và kéo dài 9 ngày.

Nguồn gốc của lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào đã xuất hiện từ khá lâu trong đời sống của người Mông. Ban đầu chỉ tổ chức trong nội bộ trong thôn làng với mong muốn cầu tự, cầu con, cầu mệnh và cầu phúc. Và phải do một gia đình giàu có trong thôn mới đứng ra tổ chức lễ hội. Nhưng sau dần chính quyền đã nhân rộng ra cộng đồng trở thành lễ hội lớn và được tổ chức thường xuyên hàng năm. Ngoái ý nghĩa cầu tự ban đầu còn cầu sức khỏe, cầu may mắn, cầu cho mùa màng bội thu, dân bản có cuộc sống ấm no, thịnh vượng…

Lễ hội Gầu Tào lễ hội cầu mùa của người Mông
Lễ hội Gầu Tào ban đầu chỉ xuất phát từ mục đích cầu tự trong nội bộ thông làng

Lễ hội Gầu Tào được diễn ra như thế nào?

Lễ hội Gầu Tào rộng khắp các làng xã, huyện lị và những địa điểm có cộng đồng người Mông, được tổ chức ngoại trời trên những khu đất đồi tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc di chuyển, vui chơi, và tận hưởng cảnh đẹp với đồi núi, cây cổ thụ, tạo nên không khí thiêng liêng. Lễ hội có thể được tổ chức bởi một gia đình, dòng họ, hoặc cả một làng bản, mang đến sự náo nhiệt và thu hút sự tham gia đông đảo từ các tộc người khác nhau. Sự kiện này bao gồm hai phần chính: phần lễ với nhiều nghi thức thiêng liêng và phần hội, nơi mà người dân đặc biệt háo hức chờ đợi, vì đây là thời điểm vui chơi và giải trí hấp dẫn.

Lễ hội Gầu Tào lễ hội cầu mùa của người Mông
Phần lễ sẽ do các thầy mo và những người uy tín trong làng thực hiện

Phần lễ

Để bắt đầu buổi lễ thì người có uy tín trong làng sẽ đứng đọc bài cúng và xin thần linh cho tổ chức buổi lễ. Sau đó, ra cắm một cây nêu ở trung tâm mảnh đất trống. Cây nêu đươc người Mông khá tôn sùng, xem là cây thiêng, biểu tượng cho sức sống trường tồn của người Mông nơi cao nguyên khô cằn. Chính vì vậy, nó là linh hồn của lễ hội Gầu Tào.

Xem thêm  Danh sách 7 lễ hội truyền thống độc đáo nhất Hà Giang

Sau khi cây nêu được dựng xong thì bắt đầu dọn mâm lễ cúng và  được đặt ngay dưới chân cây nêu.  Mâm lễ gồm một thủ lợn, một đĩa xôi, một chai rượu, bốn cái bát con, bốn cái chén, bốn cái thìa.  Theo người Mông quan niệm số bốn thể hiện cho 4 vị thần là thần trời, thần đất, thần sông và thần  núi.

Sau khi đặt mâm cỗ thì thầy cúng sẽ bắt đầu khấn tạ trời đất. Khi thầy cúng khấn tất cả mọi người đều phải nghiêm túc thực hiện nhiều nghi thức lễ. Bài khấn sẽ được chia làm 3 bài khác nhau. Bài thứ nhất là để cảm tạ trời đất đã bảo vệ, mang đến sức khỏe, bình yên, hạnh phúc và no ấm cho dân làng trong năm vừa qua và mời thần linh về thưởng thức lễ vật.

Bài thứ hai là mời các vong hồn lưu lạc tứ phương về tham gia, chứng kiến lễ hội phù hộ cho lễ hội được diễn ra tốt đẹp. Bài thứ ba là cầu cho các vị thần phù hộ cho các gia đình mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi, gặp nhiều vận may. Những gia đình nào muốn cầu tự, cầu mệnh được ghi tên và thầy cúng cũng cầu cho gia đình họ sớm sinh con cái nối dõi, mọi người bình an.Sau khi nghi lễ khấn thần kết thúc thì cả làng cùng tập trung lại tổ chức ăn uống, chúc tụng, mở hội.

 Phần hội

Phần nghi lễ mang đến trải nghiệm trang trọng và ấn tượng, trong khi phần hội lại sôi động và náo nhiệt. Cộng đồng sẽ tổ chức đủ loại hoạt động văn hóa và nghệ thuật, cùng với nhiều trò chơi hấp dẫn. Nam giới thường tham gia các hoạt động như bắn nỏ, đấu vật, trong khi phụ nữ tham gia đánh yến, ca hát, và đối đáp. Âm nhạc từ trống, khèn, sáo, cùng với tiếng hát và những đợt nhảy múa, tiếng hò reo và cỗ vũ, kết hợp với trang phục thổ cẩm đầy màu sắc, tạo nên một không khí lễ hội tràn đầy sức sống. Đặc biệt là vào ban đêm, dưới ánh sáng của ngọn lửa giữa bóng tối huyền bí của núi rừng, tạo nên một không gian cuốn hút và làm cho trái tim mọi người trở nên mê say.

Lễ hội Gầu Tào có ý nghĩa gì?

Lễ hội Gầu Tào lễ hội cầu mùa của người Mông
Một môn thể thao trong ngày hội của người dân

Có thể nói lễ hội Gầu Tào của người Mông là một nét đẹp văn hóa tâm linh đặc trưng của cư dân vùng cao có ý nghĩa rất cao đẹp. Đó không chỉ là nơi bà con người Mông gửi gắm niềm tin, niềm hy vọng về một cuộc sống mới tươi đẹp hơn, là một trong những phong tục tín ngưỡng riêng biệt. Mà lễ hội còn là nơi gắn kết tình cảm của người dân, là dịp để những người con xa xứ được tìm về hội tụ với gia đình, thôn bản. Là không gian giải trí, vui chơi lành mạnh sau những tháng ngày lao động vất vả. Lễ hội Gầu Tào chính là nơi để trẻ em được khỏe những bộ trang phục mới, là dịp để các chàng trai, cô gái trổ tài nghệ của mình rồi làm quen, trao đổi tình cảm, là chốn tâm tình của những người già.

Chính vì vậy, hiện này lễ hội Gầu Tào ngày càng được mở rộng với quy mô lớn nhằm duy trì nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, cũng là cơ hội để lan tỏa văn hóa vùng cao với khách thập phương.

Có thể nói lễ hội Gầu Tào là một trong những niềm tự hào của người Mông nói riêng và cư dân vùng cao Đông Bắc nói chung. Nếu bạn có cơ hội đến đây vào dịp tổ chức lễ hãy nán lại thử một lần hòa mình vào văn hóa tâm linh và không khí lễ hội tưng bừng, hóa thân thành những chàng trai, cô gái vùng cao chắc chắn bạn sẽ có những cảm giác vô cùng mới lạ.

Bài liên quan

Về TRIPMAP

TRIPMAP là bản đồ chỉ dẫn du lịch Việt Nam. Hỗ trợ, tư vấn và tìm kiếm nhà hàng, khách sạn, điểm lưu trú, các điểm thu hút du lịch từ thổ địa mỗi vùng miền. Xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi người du lịch Việt Nam, là kim chỉ nam cho người du lịch Việt.”

Bài mới đăng

Chuyên mục

“TRIPMAP là trang thông tin tổng hợp, công cụ hỗ trợ, chỉ dẫn du lịch Việt Nam. Thông tin được cập nhật thường xuyên bởi người bản địa của mỗi khu vực. Người thổ địa trả lời, chỉ dẫn người du lịch thông qua hệ thống tin nhắn và điện thoại.”