Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Vân Đồn là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, văn hóa, tôn giáo. Xã đảo Ngọc Vừng nằm trên vùng đất này là nơi có bề dày lịch sử, hiện còn lưu giữ nhiều chứng tích của thương cảng cổ Vân Đồn hay thành cổ Ngọc Vừng. Tuy nhiên, hiện nay thành cổ Ngọc Vừng đã bị mai một nghiêm trọng và chỉ còn được lưu giữ nguyên vẹn trong sử sách cổ mà thôi.
Nằm ở ven bãi biển Trường Chinh thuộc thôn Bình Ngọc, xã Ngọc Vừng, cách thị trấn Cái Rồng 29km, cách TP Hạ Long 34km. Với những cái tên như thành cổ nhà Mạc, thành cổ nhà Nguyễn, Bảo Tỉnh Hải ( đồn Tỉnh Hải ) đã thể hiện được hết những thăng trầm lịch sử mà di tích đặc biệt này đã trải qua.
Nằm trong hệ thống phòng thủ biên giới biển đảo, bảo vệ cho thương cảng Vân Đồn, là chốt kiểm soát cho con đường biển đi qua đảo Ngọc Vừng hoặc đi vào phía Tây của Quan Lạn.
Vào thời nhà Nguyễn, Vua Minh Mệnh đã giao cho Tổng đốc Nguyễn Công Trứ gia cố lại thành, cấp thêm binh sĩ, xây nhà quan, nhà quân và 2 khẩu thần công để trấn giữ trọng điểm thiết yếu này.
Theo hồ sơ di tích của viện bảo tàng tỉnh Quảng Ninh thì thành cổ được xây từ thời nhà Mạc (thế kỷ XVI) nên quen gọi là thành nhà Mạc. Đến thời nhà Nguyễn, vào năm 1839, niên đại vua Minh Mệnh thứ 20 đã cho xây dựng và tu bổ và đặt tên mới là Bảo Tỉnh Hải.
Sách ” Đại Nam nhất thống chí ” có ghi : thành có chu vi 34 trượng 8 thước, cao 5 thước, được bố trí 1 quản vệ, 150 binh sĩ và có 3 thuyền chiến lớn. Theo đó, thì thành được xây dựng theo dạng hình vuông, có cạnh dài 130m, cao khoảng 2m, chiều rộng mặt thành khoảng 4m.
Được xây dựng theo lối kiến trúc quân sự ngoài trời và cũng là kiến trúc thành cổ quân sự trên biển duy nhất còn sót lại tương đối nguyên vẹn ở duyên hải phía Bắc. Theo chân đoàn khảo cổ học đã phát hiện thành được xây khá kiên cố, bên trong được đắp đất, bên ngoài xây bằng đá, hồ bằng vôi vữa.
Dọc tường thành được xây 1 lớp, đến các góc thì xây 2 lớp, mỗi lớp dày khoảng nửa mét để đảm bảo cho kết cấu vững chắc, làm điểm trụ cho thành. Hai cửa thành được bố trí ở giữa tường thành, gồm cửa phía bắc và cửa phía nam, mỗi cửa rộng 3m.
Cửa phía Bắc để làm nơi xuất binh hoặc chặn đánh địch từ hướng sông Cổng Đồn lên. Cửa phía Nam quay ra biển làm nơi tác chiến, chặn hướng tiến công từ phía biển vào thành. Đây là một minh chứng cụ thể giúp hậu thế hiểu hơn về các chiến lược quân sự của các triều đại phong kiến nước ta.
Trải qua nhiều thăng trầm và những biến cố lịch sử, dưới sự tác động của thiên nhiên và con người, di tích này đã bị mai một, phá hủy, không còn giữ nguyên hiện trạng lúc ban đầu. Còn sót lại chỉ là một vài dải tường thành ngắn, đứt quãng vô cùng lỏng lẻo, và những tảng đá được dùng để xây dựng thành được nhiều nhà khảo cổ học tìm thấy được nhân dân lưu giữ.
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy các hiện vật như mảnh bát đĩa, chén gốm sứ, mảnh bình lọ đĩa chén nhỏ, mảnh trộn bát….có niên đại vào khoảng thế kỷ XVI đến XIX. Có lẽ đây là các đồ vật sinh hoạt trong khi trấn giữ thành của binh lính năm xưa.
Nhận biết được giá trị lịch sử vĩ đại chính quyền và nhân dân xã đảo nơi đây đã đề xuất phê duyệt kế hoạch đầu tư tôn tạo, bảo tồn di tích, xây dựng ” mô hình du lịch kết hợp được nhiều nội dung như du lịch sinh thái gắn với các hoạt động văn hoá dân gian, du lịch văn hoá lịch sử, tâm linh và góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo vệ chủ quyền biển đảo gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá văn nghệ dân gian”.
Và hi vọng vào một tương lai không xa Ngọc Vừng sẽ được đưa vào chương trình khai du lịch và di tích thành cổ này sẽ là điểm tham quan giá trị cho du khách thập phương.
Thành cổ Ngọc Vừng, Đảo Ngọc Vừng, H. Vân Đồn, T. Quảng Ninh
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá