Du lịch Sài Gòn mà không ghé thăm địa “địa đạo Củ Chi” là một điều thật sự rất đáng tiếc. Được mệnh danh “thành phố trong lòng đất”, đây là nơi có hệ thống đường hầm được ví như mê cung với nhiều phòng, bệnh xá, khu nhà bếp và nhà kho, phòng làm việc… các hệ thống được thông ra với bụi cây trong khi rừng.
Ngày nay, địa đạo Củ Chi dần trở thành một địa điểm lý tưởng cho chuyến du lịch TP Hồ Chí Minh của gia đình. Một di tích quốc gia đặc biệt với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mỗi năm đón đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới thăm quan và khám phá. Thông thường du khách có thể sẽ chỉ mất 1 ngày để có thể trải nghiệm hết những ngóc ngách, ngõ nhỏ của khu địa đạo. Để có một hành trình tuyệt vời hãy tham khảo bỏ túi cho mình một số nét đặc biệt tại nơi đây nhé!
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 75km đi về hướng Tây Bắc. Địa đạo thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Có thể nói đây chính là một trận địa đã được thu nhỏ bởi quân và dân của huyện Củ Chi sáng tạo nên nhằm lưu giữ những nét độc đáo của lịch sử kháng chiến trường kỳ trải dài gần 30 năm. Địa đạo Củ Chi đã trở thành di tích lịch sử hào hùng dân tộc mà chắc chắn không thể thiếu trong chuyến du lịch Sài Gòn.
Hệ thống các đường hầm được in sâu vào trong lòng đất dài tới 251km, hẳn là một điều khá ấn tượng và không khỏi kinh ngạc. Một thời kỳ đánh giặc được tái hiện hết sức độc đáo và vô cùng ấn tượng ở Củ Chi đã tạo nên chiến thắng vang dội thu hút sự tò mò thích thú cho những du khách khi tới đây.
Địa đạo Củ Chi là nơi mặt trận thu nhỏ được biến hóa và sáng tạo hết sức tài tình của quân và dân Củ Chi sau khi giành được độc lập, tự do trong cuộc kháng chiến kéo dài gần 30 năm ròng rã. Với những chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã dần đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của người dân Việt Nam trở thành một huyền thoại của thế kỷ XXI và cũng là địa điểm nổi tiếng với danh lam thắng cảnh lớn nhất trên thế giới. Đây là kỳ quan đánh giặc hết sức độc đáo, các công trình liên hoàn với khu địa đạo như: ụ, ổ chiến đấu, chiến hào, hầm ăn, ngủ, sinh hoạt, kho cất giấu lương thực, giếng nước
Những năm tháng kháng chiến chống Pháp vào năm 1945-1954. Các người chiến sĩ cách mạng đã ẩn náu dưới căn hầm bí mật ở vùng địch hậu, tại đây họ được nhân dân che chở và bảo vệ. Hầm bí mật được cấu tạo với nhiều ngóc ngách, đường đi trong lòng đất chỉ có một miệng lên xuống chỉ đủ lọt vai người và có lỗ thông nhỏ để thở. Sau khi đã đóng nắp miệng hầm, kẻ thù đi qua sẽ rất khó có thể phát hiện được.
Những người cán bộ sống tại vùng địch, ban ngày được ẩn mình dưới căn hầm bí mật, ban đêm lên mặt đất để tiếp tục hoạt động cách mạng. Tuy nhiên, căn hầm cũng có nhược điểm nếu khi bị phát hiện dễ khống chế vây quanh bắt hoặc tiêu diệt, bởi địch khá đông và lợi thế hơn rất nhiều. Từ đó quân và dân đã cho kéo dài căn hầm bí mật trở thành đường hầm và trồi lên phía trên mặt đất bằng nhiều cánh cửa bí mật giúp ẩn trú có thể đánh lại quân địch. Khi cần có thể thoát ra dễ dàng để tới một nơi an toàn hơn.
Hệ thống địa đạo Củ Chi khá ngoằn ngoèo phía dưới lòng đất. Từ đường chính hay được gọi là xương sống được tỏa ra thành nhiều nhánh dài ngắn được thông với nhau hoặc độc lập tùy vào địa hình. Có rất nhiều nhánh đã được đổ ra phía sông Sài Gòn, khi bước vào tình thế nguy kịch có thể vượt sang sông đi vào vùng căn cứ tại Bình Dương (Bến Cát).
Đường hầm tuy không sâu song có khả năng chống đạn pháo, sức nặng của xe tăng, xe bọc thép các loại lớn nhỏ. Có những đoạn được thiết kế thành hai tới ba tầng, chỗ lên xuống giữa các tầng có nắp bí mật. Trong địa đạo Củ Chi được cấu tạo một số nút chặn ở điểm cần thiết để ngăn chặn địch hoặc các chất độc hóa học được phun vào. Có một số đoạn hẹp nhỏ gọn mới có thể chui qua. Dọc vào đường hầm có lỗ thông hơi nên khá dễ dàng cho việc ngụy trang kín. Đây chính là chỗ bất ngờ nhất đối với quân địch. Dưới khúc địa đạo còn có một số khu vực hiểm yếu, hố đinh, cạm bẫy được đặt sẵn
Địa đạo Củ Chi đã được xây dựng tại vùng “đất thép” của huyện Củ Chi, du khách có thể di chuyển theo các phương thức sau:
Đây là phương tiện được khá đông người sử dụng để có thể đến được địa đạo Củ Chi từ hướng trung tâm Sài Gòn. Du khách có đón xe bus tại các trạm bus Bến Thành.
Du khách có thể đi theo hướng cầu vượt An Sương là trục chính của quốc lộ 22. Tuy nhiên đường đi này khá phức tạp và khá xa, nếu du khách là người mới đến lần đầu thì không nên lựa chọn loại hình phương thức đi này! Hoặc có thể đi cùng người bản địa dẫn tới địa điểm địa đạo Củ Chi.
Địa đạo Củ Chi là một điểm đến vô cùng lý tưởng mà chắc hẳn du khách sẽ không thể nào bỏ qua được. Tới đây, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi sự tài ba cũng như nét độc đáo của căn hầm bí mật. Địa điểm giúp cho du khách và gia đình thêm phần thú vị khi tới đây trải nghiệm.
Ngày nay, địa đạo Củ Chi dần trở thành một địa điểm lý tưởng cho chuyến du lịch TP Hồ Chí Minh của gia đình
Lối vào địa đạo
Hằng năm, địa đạo thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan
Hầm chông tại địa đạo
Hằng năm, địa đạo thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan
Hầm chông tại địa đạo
Địa đạo Củ Chi, Ấp Phú Hiệp, X. Phú Mỹ Hưng, H. Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá