Nếu có dịp du lịch Bạc Liêu về miền Tây sông nước, chắc hẳn du khách đừng quên ghé thăm quang cảnh tại khu chùa Xiêm Cán. Là một trong những ngôi chùa Khmer nổi tiếng, với lối kiến trúc vô cùng độc đáo và tinh xảo bậc nhất Bạc Liêu, tới đây du khách sẽ phải ngỡ ngàng, ngả mũ trước vẻ đẹp này!
Xây dựng vào những năm của thế kỷ XIX, chùa Xiêm Cán của tỉnh Bạc Liêu mang đậm kiến trúc của người Campuchia đặc biệt là Angkor. Du khách có thể dễ dàng nhận ra một số chi tiết được phác họa khi chạm trổ tỉ mí ở mái vòm, cột cầu thang…
Hầu như các ngôi chùa của người Khmer đều lấy hướng Đông làm hướng chính, đây cũng là hướng để các Phật tổ tu hành và chùa Xiêm Cán cũng vậy. Ngôi chùa được nằm tại địa phận xã Hiệp Thành – trung tâm thành phố Bạc Liêu – Việt Nam. Cùng với sự uy nghi của khu chùa đã nên những nét đặc trưng vô cùng hấp dẫn khi du khách tới địa điểm này.
Được nằm trên trục đường DT31 (con đường này là nơi tập trung rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bạc Liêu), vậy nên việc di chuyển tới ngôi chùa khá dễ dàng và bằng phẳng. Từ trung tâm của thành phố, du khách đi thẳng cho tới ngã tư nơi giao với trục đường 31, rẽ về hướng tay trái men theo trục đường này là tới với chùa Xiêm Cán.
Chùa Xiêm Cán nằm cách trung tâm của thành phố Bạc Liêu tầm 8 km về phía Đông của ấp Biển Đông B – xã Vĩnh Thạnh Đông. Ngôi chùa từ lâu đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng tín ngưỡng Việt Nam, tâm linh Phật giáo độc đáo của người Khmer nói riêng và người dân Bạc Liêu nói chung.
Điểm đặc biệt nữa phải kể đến đó là Xiêm Cán là ngôi chùa theo trường phái Phật giáo Nam Tông nên lối kiến trúc cũng có dạng như tòa tháp lộng lẫy tuyệt đẹp của miền Tây Nam Bộ.
Dựa vào báo cáo sổ sách ghi chép tại các các tảng bia đá được khắc bằng chữ Khmer cổ với hai mặt trước và sau khi đặt tại chính điện; chùa Xiêm Cán được xây dựng và khởi công vào ngày mồng 7 tháng 5 năm 1887. Với cổng diện tích xây dựng lên tới hơn 4.510 mét vuông. Người đã xây dựng nên ngôi chùa là vợ chồng ông Nên và bà Nghét – là một trong những gia đình giàu có, có tiếng tăm tại xóm Phum. Vợ chồng ông là người tín ngưỡng phật Pháp, cùng tham gia xây dựng là 30 hộ gia đình lớn nhỏ khác mỗi ngày đều khai phá để lấy cây, lấy đất nhằm xây dựng ngôi chùa.
Sau hơn ba tháng thi công thì cuối cùng cũng hoàn thành, bà con trong phum sóc đã họp bàn và mời về vị Pháp sư Thạch Mau sinh 1829 – 1909; ông là một người am hiểu sâu rộng về kinh kệ, tinh thông về phật pháp về làm trụ trì tại chùa Xiêm Cán. Theo tâm tư cũng như nguyện vọng của bà con tại đây, Pháp sư Thạch Mau khi về làm người trụ trì tại chùa sẽ trở thành vị trụ trì đầu tiên của ngôi chùa linh thiêng này.
Lúc mới khởi công xây dựng, ngôi chùa có tên là Khmer Komphisako mang ý nghĩa là “biển sâu”, sự uyên bác và tinh thông trí tuệ của nhà phật. Ngoài ra với tên gọi Komphisako, chùa còn được đặt theo tên của một địa danh nổi tiếng Komphirsakor Prét Chru. Prét được hiểu là “sông”, Chru với nghĩa là “sâu”, ghép lại thành “sông sâu”.
Sau một quãng thời gian, đã có một bộ phận người Hoa gốc tại Trung Quốc tới đây định cư, bởi tiếng của người Khmer khó đọc nên đã cho dịch sang Xiêm Cán với nghĩa “giáp nước”, đây muốn nói một ngôi chùa khi đực ngự trên vùng đất cạnh là bãi bồi ven biển. Giải nghĩa điều này là do ngày xưa chùa Xiêm Cán cách bở biển chỉ khoảng gần 500m. Qua thời gian do bờ biển Bạc Liêu là dòng biển bồi nên giờ ngôi chùa cách biển phải hơn 5km.
Chánh điện chính được nằm phía trong ngôi chùa, trung tâm của khuôn viên với nền đất khá cao với hơn 1,6 mét. Bên trong của chánh điên mang đậm những nét văn hóa cổ đại của người Khmer với một số hình ảnh trang trí ở nóc có liên quan với Angkor Wat.
Trên các cây cột điện là hình dáng tiên nữ và hình quái vật, mang ý nghĩa như là một lời răn dạy của tín đồ Phật tử, khi vượt qua một số thử thách của con đường tu thành chính quả. Hơn nữa, biểu tượng hình con rắn đã được đưa tới và trở thành nét đẹp độc đáo, tạo nên sự mới lạ.
Dựa vào quan niệm thì cho rằng đây là biểu tượng của lòng từ bi của Đức Phật, hóa thân thành các loài vật có nét hung dữ, bạo tợn. Ở phần chánh điện là nơi thờ đức Phật Thích Ca, trên bốn bức tường đã được điểm nét, tô đẹp khắc họa nên một quá trình đã tu hành khổ luyện của Đức Phật. Tại khuôn viên là nơi những hàng cây đua nhau vươn cao tươi tốt, lan tỏa bóng mát tạo thành chiếc ô lớn khổng lồ, thấp thoáng là màu vàng vàng của chiếc lá ở mái vòm nơi cầu thang, tường của chùa làm cho không gian tại đây thêm phần thoáng đãng và vô cùng thanh tịnh. Phần mái của chùa với cấu trúc nhiều tầng, nơi các lớp được chồng xếp lên nhau, hòa với nó là ngọn tháp cao vời vợi bộc lên sự thanh tịnh, nét uy nghiêm tại ngôi chùa Xiêm Cán.
Chùa Xiêm Cán là một điểm đến không nên bỏ qua của du lịch Bạc Liêu bởi nét đẹp cổ kính, không chỉ đơn thuần ở kiến trúc mà còn là nơi du lịch tâm linh lý tưởng. Đây là nơi thể hiện các văn hóa độc đáo của người Khmer khi đã gửi gắm những tâm tư nguyện vọng, niềm hy vọng và khát khao về cuộc đời ấm no hạnh phúc.
Chùa Xiêm Cán, Ấp Biển Đông B, x. Vĩnh Trạnh Đông, Tp. Bạc Liêu, T. Bạc Liêu
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: [email protected]
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá