Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Động Hua Mạ được xếp vào danh mục thắng cảnh thuộc khu vực vườn quốc gia Ba Bể. Một trong những địa điểm Động Động kỳ bí và hấp dẫn khách du lịch đến đây. Đây cũng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du lịch Bắc Kạn.
Trải qua nhiều năm, năm 2004, Động Hua Mạ đã được Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn và Ban Quản lý vườn quốc gia Ba Bể đưa vào khai thác, biến Hua Mạ trở thành một điểm đến của du khách gần xa.
Với độ cao 350m so với mặt nước biển, từ chân núi Cô Đơn, du khách theo các bậc cầu thang trên sườn núi dốc thoai thoải là tới cửa Động. Động Hua Mạ có chiều dài tới hơn 700m, trần Động có chỗ rộng và cao tới 40 – 50m, chứa đựng nhiều vách, nhũ đá lung linh kỳ vĩ. Bước chân vào Động, không gian thoáng đãng do lòng Động rộng và thông nhau đã tạo cho du khách cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
Là một hang động đẹp, tráng lệ nhưng việc phục vụ các yếu tố du lịch ở đây vẫn chưa thực sự được chăm chút. Mặc dù vậy, Động Hua Mạ vẫn xứng đá là kỳ quan đệ nhất động của Ba Bể
Động nằm bên dòng sông Lèng và thuộc bản Pắc Ngòi, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Động Hua Mạ nằm trên ngọn núi Cô Đơn nằm giữa khu Lèo Pèn (Rừng Ma) cây cối xanh rì, rậm rạp. Động Hua Mạ ăn sâu vào lòng núi theo hướng đông – nam quanh năm u tịch nên còn được người dân bản địa gọi là Động Lèo Pèn.
Giữa lưng chừng núi, có một Động lạ ăn sâu vào lòng núi chạy theo hướng Đông – Nam. Người dân địa phương gọi là Động Lèo Pèn, gắn liền với một sự tích vô cùng linh thiêng và và rất kỳ lạ.
Người dân sinh sống nơi đây kể lại thì tương truyền rằng Rừng Ma xưa kia là nơi ma quỷ ngự trị. Cứ vào buổi chiều tà, tiếng kêu hú từ phía Động Hua Mạ vọng ra gây chấn Động cả một vùng cho đến tận đêm khuya, dân chúng trong vùng không ai dám đi lại trong thời điểm đó.
Ngày đó có một vị tướng triều đình đi tuần thú qua đây, khi đến bờ sông Lèng thì trời đã gần tối. Đoàn người ngựa định sang bản bên để nghỉ lại, nhưng lạ thay, khi qua sông Lèng, cứ xuống đến nước thì ngựa lại quay đầu trở lại, hí vang như báo hiệu một điều gì đó không bình thường.
Cùng lúc đó từ phía Động Lèo Pèn, tiếng hú, tiếng oan hồn kêu khóc vọng ra. Thấy sự việc lạ, quan quân cho gọi dân làng đến hỏi thì được biết tiếng kêu đó là những oan hồn của dân binh đã cùng triều đình chống giặc. Họ đã cố thủ trong Động. Bọn giặc không làm gì được đã bít cửa Động, do đó những oan hồn không được siêu thoát.
Hiểu rõ sự tình, quan quân liền hạ trại ngay cạnh bờ sông Lèng và mổ ngựa, lấy đầu ngựa làm lễ tế trời đất. Lạ thay khi lễ tế vừa xong thì tiếng oan hồn trong Động cũng im dần rồi mất hẳn, nơi đó qua năm tháng đã mọc lên những khối nhũ đá rất đặc biệt kỳ vĩ, có chỗ như bông hoa đá, lại có nơi như đức Quan âm bồ tát đưa tiễn thầy trò Tam Tạng đi lấy kinh, có nơi lại như một thủy cung, hoàng cung trong “Buổi thiết triều”.
Từ đó người ta gọi sơn Động “Lèn Pèn”là Động Hua Mạ hay tiếng địa phương gọi là Động Đầu Ngựa, để ghi nhớ một sự tích kỳ bí và huyền thoại của mảnh đất và con người nơi đây.
Đường vào Động đã được xây thành những bậc thang, dẫn thẳng du khách đến cửa Động Hua Mạ, rộng 3m, cao 5m. Cửa vào ở phía Đông và thông ra ở phía Nam.
Bên phải cửa chính đã bị lấp kín bằng các viên đá xếp chèn lên nhau, điều này vẫn là một bí ẩn và có nhiều cách lý giải khác nhau, còn người dân địa phương thì tin rằng do sự tích năm xưa để lại. Từ cửa Động Hua Mạ nhìn xuống là một vùng nước xanh biếc của rừng và Hồ Ba Bể cùng với con sông Lèng chảy qua.
Bước vào trong, Động Hua Mạ mở ra rộng lớn, khoảng 1ha với chiều dài hơn 700m, trần Động có chỗ cao tới 40-50m. Độ dốc của Động thoai thoải, có chỗ tạo vách cao 3m, bên dưới có một bãi đá đổ khổng lồ dài chừng 164m, chiều rộng chỗ nhỏ nhất cũng 10m, chỗ rộng nhất lên đến 43m.
Nền Động Hua Mạ khá bằng phẳng, khô ráo, phần gờ uốn lượn như các ruộng bậc thang đẹp mắt. Cách cửa Động chừng 15m, là nơi đã phát hiện các công cụ bằng sành có hoa văn của thời Lê.
Giữa Động có hàng chục cột đá 10-15m vươn cao sừng sững, được bàn tay tạo hóa “chạm trổ” hết sức cầu kỳ. Phủ khắp trong Động là vô số những nhũ đá muôn hình vạn trạng, gợi trí tưởng tượng phong phú như bông hoa, tháp bút, đài sen Quan Âm, cảnh thầy trò Tam Tạng đi lấy kinh, hay mỏm đá lô nhô như một buổi thiết triều có đông đủ văn võ bá quan…Tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người, mỗi nhũ đá hiện ra với dáng vẻ khác nhau. Các nhũ đá trắng, đen ánh lên các màu lung linh huyền ảo từ phía trên Động Động rủ xuống, từ mặt đất nhô lên tạo ra cảm giác rất thú vị.
Hành lang Động Hua Mạ còn được chia thành nhiều phòng bởi các rèm đá, nhũ đá ngăn cách tự nhiên.
Động Hua Mạ đã và đang trở thành một trong những điểm nhấn không thể bỏ qua của du lịch Bắc Kạn.
Bậc thang leo lên hang động Hua Mạ để khám phá
Động Hua Mạ còn được người bản địa gọi là hang Lèo Pèn
Tấm bình phong cá dòng chữ Hua Mạ "Kỳ Quan Đệ Nhất Động"
Bậc thang leo tới phần khuôn viên gần cửa động Hua Mạ
Lối đi bậc thang cho du khách tham quan bên trong của hang động
Hang động Hua Mạ nằm cao 350m so với mực nước biển
Đây là khu vực được thờ cúng bên trong hang động
Bên trong hang động có bức tượng phật đặt ở giữa nhũ đá
Nhũ đá tự nhiên bên trong hang động Hua Mạ
Động Hua Mạ nằm ở lung chừng của ngọn núi Cô Đơn
Bên trong hang động rất nhiều khung hình đẹp khiến bạn không thể rời mắt
Du khách thích thú chụp ảnh trong hang Động Hua Mạ
Động Hua Mạ, x. Quảng Khê, H. Ba Bể, T. Bắc Kạn
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá