10 địa điểm du lịch huyện Quang Bình đáng để trải nghiệm

Là một trong số huyện lỵ của mảnh đất biên viễn xa xôi Hà Giang, Quang Bình hiện lên như một bức tranh non nước, sơn thủy hữu tình. Nơi đây không chỉ có nhiều thắng cảnh thiên nhiên xinh đẹp được tạo hóa ban tặng mà có những làng nghề nổi tiếng được sinh ra từ bàn tay tài hoa, trí tuệ tuyệt vời cùng sức sống mãnh liệt của cư dân đã góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa vùng cao đa dạng, đậm đà hương vị núi rừng. Top 10 địa điểm du lịch huyện Quang Bình đáng để trải nghiệm sẽ được TRIPMAP chia sẻ ngay dưới đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều khám phá thú vị nhất.

Tìm hiểu đôi nét về huyện Quang Bình

Quang Bình là một huyện mới được thành lập nằm ở phía tây nam tỉnh Hà Giang. Đây là một vùng có địa hình tương đối thấp so với các vùng miền khác của tỉnh, là địa bàn sinh sống của 12 dân tộc thiểu số sinh sống như Pà Thẻn, Tày, Dao,… Chính điều này cũng mang đến cho Quang Bình một bức tranh văn hóa hết sức hấp dẫn. Du khách yêu mến vùng đất nhiều sương gió biên ải  này bởi cảnh quan tự nhiên hết sức ấn tượng, bởi những làng nghề truyền thống lâu đời, những nét văn hóa cộng đồng đặc sắc cùng vẻ đẹp hồn nhiên, chất phát, thân thiện của người dân.

Top 10 địa điểm du lịch huyện Quang Bình đáng để trải nghiệm

Điểm sáng trong du lịch Quang Bình chính là những làng nghề nổi tiếng về dệt thổ cẩm, chế biến chè Shan Tuyết, những làng văn hóa du lịch cộng đồng hài hòa trong không gian tự nhiên tươi đẹp. Đến tham quan những nơi này du khách sẽ gặt hái được nhiều khám phá mới, được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, hòa mình vào cuộc sống cộng đồng, đời sống lao động bình dị của các dân tộc anh em vùng cao.

Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn

Phụ nữ người Pà Thẻn đang dệt thổ cẩm
Phụ nữ người Pà Thẻn đang dệt thổ cẩm

Nghề dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Pà Thẻn. Để tham quan làng nghề này bạn hãy đến với thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình. Tại đây du khách có thể tận mắt quan sát quá trình sản xuất thổ cẩm truyền thống của người Pà Thẻn, từ công đoạn gieo trồng, thu hoạch, chế biến nguyên liệu và thành phẩm đều hoàn toàn thủ công. Để có một sản phẩm thổ cẩm ưng ý người dân ở đây phải làm qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ trên đôi bàn tay khéo léo, tài hoa kết hợp với trí tưởng tượng phong phú tạo nên những hoa văn, họa tiết, màu sắc, hình dáng bắt mắt trên các loại thổ cẩm.

Thổ cẩm ở đây được dệt từ những sợi tơ tằm và bông tự nhiên, màu sắc đặc trưng là màu đỏ của nữ giới, màu chàm của nam. Những họa tiết sinh động như hoa văn hình người, chân chó, mắt cua, con nghé, sừng trâu phức tạp hơn để làm điểm nhấn trên ngực áo, eo lưng và hai bên hông váy. Ngoài ra, hoa văn cây thông, cây cỏ và một số loại thuốc quen thuộc. Nghề dệt này được truyền lại qua nhiều thế hệ và đóng vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của cộng đồng. Nếu ấn tượng với những họa tiết hay quy trình sản xuất kì công cùng tâm huyết của những nghệ nhân nơi đây, bạn có thể mua những món đồ lưu niệm được bày bán ở làng nghề để làm quà hay làm vật kỉ niệm.

Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Tày

Phụ nữ Tày bên khung cửi
Phụ nữ Tày bên khung cửi

Bên cạnh làng nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn, dân tộc Tày cũng rất nổi tiếng với làng nghề này. Đến với thôn Trung, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, bạn có thể tìm hiểu văn hóa cũng như quy trình thủ công để dệt nên những tấm vải thổ cẩm dày nhưng rất nhẹ ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

Thổ cẩm của đồng bào Tày có hơn 20 loại hoa văn khác nhau, chú trọng ở kỹ thuật phối màu như hoa lê, hoa mận, hoa đào, hoa mai… và một số loại muông thú trong rừng. Các màu sắc sáng, tối, nóng, lạnh được xử lý rất khéo léo trên nền chủ đạo là màu trắng đục, tạo nên một bản sắc riêng của văn hoá truyền thống Tày khó nhầm lẫn với cách trang trí hoa văn của các dân tộc khác.

Tham quan ở đây, bạn dễ dàng có thể nhìn thấy bóng dáng  phụ nữ Tày đang ngày đêm miệt mài bên khung cửi dệt những tấm thổ cẩm truyền thống tinh xảo. Đó là những hình ảnh đẹp nhất  góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa cũng như thể hiện lòng biết ơn ông bà tổ tiên đã sáng tạo và truyền lại cho nghề dệt thổ cẩm mang đậm bản sắc dân tộc từ trong sâu thẳm trái tim.

Làng nghề chế biến chè Shan Tuyết

10 địa điểm du lịch huyện Quang Bình đáng để trải nghiệm

Chế biến chè Shan Tuyết là nghề sản xuất chính của người H’Mông ở thôn Nậm Chàng, xã Xuân Minh

Làng nghề này dân tộc H’Mông, nằm tại thôn thôn Nậm Chàng, xã Xuân Minh, huyện Quang Bình. Du khách đến đây sẽ được tham quan các chu trình sản xuất chè khá tỉ mỉ và kỹ thuật bằng những phương pháp truyền thống đảm bảo giữ nguyên được hương vị đặc trưng. Không chỉ thế bạn còn có thể đi hái chè cùng người dân trên sườn núi và săn được những bức ảnh cực chất có view cực đỉnh. Và đặc biệt, thưởng thức những chén chè tươi mát, những vị đắng dịu, vị ngọt thanh tự nhiên sẽ làm bạn quên đi những mệt mỏi, ưu phiền của cuộc sống. Chè Shan Tuyết rất tốt cho sức khỏe, nếu hợp khẩu vị với loại chè này bạn nên mua vài túi về để dùng dần.

Làng văn hóa du lịch dân tộc Dao

Khách du lịch tham gia lễ hội cùng người Dao
Khách du lịch tham gia lễ hội cùng người Dao

Du ngoạn đến Bắc Quang du khách nhất định nên ghé thăm làng văn hóa du lịch dân tộc Dao ở  thôn Buông, xã Tiên Yên.  Tại đây, bạn sẽ thu thập được rất nhiều thông tin giá trị về những đặc trưng văn hoá cộng đồng của người Dao và những trải nghiệm hết sức vui vẻ. Những hoạt động vui chơi, ca hát như nhảy cồng, đánh trống, hát, múa và chơi các trò chơi dân gian như cờ tướng, tây phương cầm và thổi kèn.

Ngoài ra bạn cũng có thể cùng người Dao dệt lụa, dệt vải và thêu, chế biến và thưởng thức các món ăn truyền thống trong khung cảnh đồi núi xanh tươi, ngắm thung lũng mây trắng bay lững lờ, nghe tiếng róc rách chảy suối. Và đặc biệt, tiết trời ở đây khá mát mẻ, có nhiều homestay mang phong cách vừa cổ điển vừa truyền thống rất phù hợp để bạn ngắm cảnh, check in.

Du lịch sinh thái hồ thủy điện sông Chừng

Du ngoạn thuyền trên sông Chừng
Du ngoạn thuyền trên sông Chừng

Có thể nói hồ thủy điện Sông Chừng là một bức tranh thiên nhiên nổi bật với nhiều cảnh quan đẹp mắt tựa cảnh tiên với núi đồi hùng vĩ, nguyên sơ, cảnh hồ sáng lạng, bầu trời trong xanh vô tận, mặt nước phẳng lặng, trong suốt như gương hài hòa với hệ thống sinh thái tự nhiên đa dạng dưới lòng hồ. Có diện tích lớn hơn 225ha, nằm ở nguồn sông Chừng, du khách đến đây có thể đi thuyền trên hồ sông Chừng để thả hồn mình vào thiên nhiên thơ mộng, tham quan hồ thủy điện, ngắm nghía những ngôi nhà sàn, check in cùng ruộng bậc thang, quan sát cuộc sống lao động của người dân lặng lẽ trôi.

Thác Nậm Chắn

Chiêm ngưỡng ngọn thác Nậm Chắn tuyệt đẹp
Chiêm ngưỡng ngọn thác Nậm Chắn tuyệt đẹp

Để chiêm ngưỡng thác Nậm Chắn bạn phải đi thuyền qua sống Chừng. Tới đây bạn sẽ bắt gặp một ngọn thác cao ngất chừng 8m, với một hồ nước trong suốt, dòng nước trắng ngần đổ ào ào, bọt tung trắng xóa, dựng đứng thành tầng một giữa đại ngàn rừng xanh. Nhìn từ xa, dòng nước đổ xuống mặt hồ như một dải lụa trắng khổng lồ đang thướt tha bay trước gió. Hai bên là hai thảm thực vật phát triển vô cùng phong phú và tốt tươi, tạo nên một bức tranh nhiên nhiên nguyên sơ, hùng vỹ vô cùng.

Hang Bó Mỳ

Vẻ đẹp thơ mộng của hang Bó Mỳ
Vẻ đẹp thơ mộng của hang Bó Mỳ

Hang Bó Mỳ nằm ở làng Văn hóa thôn Khun của xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Theo tiếng Tày hang này là tên một loài cá thiêng là cá Dầm Xanh, lượng cá trong hang rất lớn nhưng rất ít khi người dân và du khách có cơ hội thấy được nó. Điểm đặc biệt ở hang chính là có một mạch nước ngầm khá lớn, tạo nên một dòng chảy xuyên suốt hình thành một hồ nước lớn, sâu, đây cũng là nguồn nước tưới tiêu chính của thôn làng. Nước ở đây khá sạch, mát và trong suốt, bạn  có thể nhìn thấy cả kiệt tác đá sỏi dưới lòng hồ.

Ấn tượng với du khách chính là những khối đá thạch nhũ muôn hình vạn trạng, đẹp mắt, lung linh và kỳ ảo. Có những khối đá hình dáng kỳ dị như những bộ phận trên cơ thể người, hình tượng Phật, hình ghế ngả lưng, có những vân đá uốn lượn như hình dáng của những thửa ruộng bậc thang, thảm hoa, như mái tóc… Tất cả tạo cho du khách cảm giác vô cùng thích thú và tò mò.

Và sau hành trình khám phá hang Bó Mỳ, bạn có thể trải nghiệm các món ăn đặc trưng thường ngày của người dân thôn Khun như rêu đá, bánh gai hay cá chép ruộng, hoa chuối rừng,…

Làng văn hoá du lịch cộng đồng thôn Chì

Những ngôi nhà sàn nhỏ xinh của người Tày ở thôn Chì.
Những ngôi nhà sàn nhỏ xinh của người Tày ở thôn Chì.

Nằm trong lòng một thung lũng xanh mát với những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, thôn Chì là nơi hội tất cả cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Hà Giang. Nơi đây được thu hút bởi những nét văn hóa đặc sắc của người Tày và kiến trúc truyền thống của những ngôi nhà sàn cổ, các homestay nhỏ nhắn, xinh xắn giữa núi đồi bao la.

Cùng với đó là nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: bắn nỏ, câu cá, quăng chài, đi khà kheo, tung còn…Những chương trình văn nghệ dân gian, lễ hội Lồng Tồng truyền thống của dân tộc Tày, hay tham quan một số hang động, thác nước nổi tiếng như hang Tiên, thác Khau Khung… Tìm hiểu một số nghề thủ công nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, nghề rèn, nghề đan nón lá hai mê…thưởng thức đặc sản rêu đá, mắm cá ruộng, cơm lam, xôi ngũ sắc…

Thôn Khun, xã Bằng Lang.
Thôn Khun, xã Bằng Lang.

Thôn Khun hiện có 178 hộ dân sinh sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống dưới một thung lũng xanh tươi giữa núi rừng trùng điệp. Nơi này là điểm hội tụ văn hóa độc đáo của 4 dân tộc Tày, Nùng, Dao, La Chí. Văn hóa đời sống, ẩm thực, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca luôn được người dân gìn giữ và phát huy rất tốt. Hình ảnh những nhà sàn truyền thống, dệt thổ cẩm, đan lát, hát yếu, hát quan làng của dân tộc Tày, nghề đan quẩy tấu, nghề rèn, múa ngựa giấy, hát giao duyên, lễ cúng thần rừng của dân tộc Nùng, nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao, nghi lễ cúng mừng cơm mới của dân tộc La Chí… là những minh chứng hùng hồn nhất.

Ngoài khám phá văn hóa du khách còn ngắm nhìn được diện mạo của núi non trùng điệp với hàng cây Chò  hàng ngàn năm tuổi trên đỉnh núi Khau Buân, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân và đặc biệt là thưởng thức các món ăn dân dã như rêu đá, hoa chuối rừng, thịt lợn đen, cá nướng, gà nướng, cá canh lá chua, bánh gai, bánh chuối…và nhớ đừng quên tham quan hang Bó Mỳ – tuyệt tác đá ở Bắc Quang nhé.

Làng du lịch cộng đồng thôn Chang

Nằm trên một thung lũng có  địa hình giống như lòng chảo, thôn Chang có cảnh sắc thiên nhiên đặc biệt, mỗi mùa đều khoác lên mình mỗi hương sắc khác nhau. Đây cũng là nơi sinh sống lâu đời của người Tày với những mái nhà sàn đơn sơ, cổ kính, những giai điệu then, cọi hay những màn hát quan làng. Những món ăn dân giã đậm nghĩa tình như rêu đá, cơm lam, mặc trúc, măng mai,thịt lợn hun khói..và những sinh hoạt cộng đồng trở thành những nếp văn hóa sắc nét thu hút rất nhiều vị khách phương xa ghé thăm.

Với những điểm đến thú vị trên du lịch Bắc Quang như một điểm sáng lung linh giữa bức tranh tươi đẹp về thiên nhiên và con người phố núi. Và chính những con người trăm năm kiên trì bám đất, giữ làng nơi đá núi khô cằn này vẫn sản sinh ra những giá trị văn hóa ấn tượng thổi linh hồn để bức tranh ấy thêm phần sống động.

Chúng tôi, từ TRIPMAP, hy vọng rằng bài viết về “10 địa điểm du lịch huyện Quang Bình đáng để trải nghiệm” đã giúp bạn khám phá một phần nhỏ, nhưng đầy sự đa dạng và phong phú, của vùng đất Quang Bình. Huyện này không chỉ nổi tiếng với các danh thắng thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn có những nét văn hóa độc đáo và sự hiếu khách của người dân địa phương.

Nếu bạn đã có kế hoạch ghé thăm một trong những địa điểm được giới thiệu trong bài viết, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững thông tin cần thiết. Việc tham quan một nơi mới luôn đòi hỏi sự tôn trọng và sự quan tâm đến môi trường, văn hóa, và cộng đồng địa phương.

Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này đã giúp bạn tìm thấy những điểm đến thú vị và thỏa mãn niềm đam mê du lịch của bạn. Hãy luôn tận hưởng trải nghiệm du lịch tại Quang Bình một cách trọn vẹn và tôn trọng vẻ đẹp của vùng đất này, và đặc biệt, hãy giữ kỷ niệm tuyệt vời trong trái tim của bạn. Chúc bạn có những chuyến du lịch đáng nhớ và an lành tại huyện Quang Bình!

 

Bài liên quan

“TRIPMAP là trang thông tin tổng hợp, công cụ hỗ trợ, chỉ dẫn du lịch Việt Nam. Thông tin được cập nhật thường xuyên bởi người bản địa của mỗi khu vực. Người thổ địa trả lời, chỉ dẫn người du lịch thông qua hệ thống tin nhắn và điện thoại.”