Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Được ôm trọn trong lòng thung lũng với cảnh quan thiên nhiên kì thú, khu di tích danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc chính là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của đất nước, với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Đây cũng chính là di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn. Đây cũng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du lịch Hải Dương.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km, khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Di tích danh thắng Côn Sơn nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân. Sở hữu quần thể núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng, danh thắng Con Sơn còn gắng liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, đây đã là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm.
Mảnh đất này linh thiêng gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt và đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và đọc bia về Nguyễn Trãi. Ngày nay, di tích Côn Sơn còn lưu giữ cho riêng mình những dấu tích văn hóa, vẻ đẹp thời gian như một nhân chứng lịch sử sống.
Chùa Côn Sơn còn được biết đến với tên chữ Nôm là chùa Hun, được hiểu là Thiên Tư Phúc tự, Tư Phúc tự, Côn Sơn tự. Được xây dựng từ thế kỷ XIV, chùa Côn Sơn đã qua nhiều lần trùng tu đẻ phục vụ các hoạt động tín ngưỡng tâm linh cũng như hoạt động thăm quan du khách. Chùa Côn Sơn sở hữu các hạng mục kiến trúc như hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước, tiền đường, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, thiêu hương gồm 3 gian, thượng điện, nhà Tổ, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…
Du khách khi đến với chùa Côn Sơn sẽ được đắm chìm trong không gian tâm linh, tưởng niệm, đắm chìm vào hồn thiêng sông núi ngàn năm linh thiêng. Không gian núi rừng như gần hơn với căn nhà vũ trụ rộng lớn, nơi hòa hợp âm dương, sơn thủy và trời đất.
Cảnh sắc thiên nhiên và con người hòa hợp, tạo nên một “Đại tích thắng” Côn Sơn bạt ngàn. Vạn vật ở Côn Sơn cảnh sắc tươi tốt “sắc ngàn ráng đỏ, rừng gấm cuốn, cỏ lụa giăng”. Vãn cảnh Côn Sơn, du khách sẽ được tham quan các công trình kiến trúc đặc sắc tiêu biểu.
Thanh Hư động nằm ở phía Tây Bắc khu vực núi Côn Sơn, được bao bọc bởi núi Côn Sơn, núi Ngũ Nhạc, giữa là suối Côn Sơn. Thanh Hư động sở hữu tổ hợp nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, gắn liền với các danh nhân nổi tiếng thời Trần.
Đền thờ Trần Nguyên Đán được dựng trên mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh. Đền thờ gồm bái đường và hậu cung với kiến trúc bái đường gồm 2 tầng, 8 mái. Ngôi đền còn là nơi đặt tượng Trần Nguyên Đán bằng đồng.
Đăng Minh bảo tháp nằm giữa hai khu vườn tháp. Ở phía trên giếng Ngọc chính là Đăng Minh bảo tháp – tháp thờ Tổ Huyền Quang – vị Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Đăng Minh bảo tháp hiện nay được dựng lại trên nền tháp cũ với bình đồ rộng 8,40m, dài 7,78m. Tháp gồm 3 tầng với độ cao khoảng 6m đặc biệt được ghép bởi những phiến đá hình hộp chữ nhật.
Ngoài ra, ở khu vực chùa Côn Sơn, du khách còn có thể thỏa sức thăm quan những địa điểm khác như hồ Côn Sơn, suối Côn Sơn, núi Ngũ Nhạc, tòa Cửu Phẩm Liên Hoa, … Du khách như lạc trong chốn chùa chiền cổ bích, u tịnh.
Kiếp Bạc là sự kết hợp giữa hai cái tên của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đền Kiếp Bạc còn biết đến là đền thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn hay các tên gọi khác như: đền Kiếp, đền Vạn Kiếp, đền Trần Hưng Đạo.Vùng đất thánh địa là nơi sở hữu rất nhiều thung lũng trù phú. Trải dài xung quanh khu vực đền Kiếp Bạc có dãy núi Rồng bao bọc.
Đền được xây dựng trên một khu đất có diện tích khoảng 13.5km2. Hướng về phía Tây Nam, nhìn ra sông Lục Đầu, đền Kiếp Bạc gồm các hạng mục kiến trúc: trạm hạ mã, đường thần đạo, tả hữu thành các, giếng mắt rồng, tắc môn, nhà giải vũ, nghi môn, sân đền, đền chính.
Vào phía bên trong đền Kiếp Bạc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 5 pho tượng lớn của Trần Hưng Đạo Vương và phu nhân, tượng của Phạm Ngũ Lão và hai người con gái. Bên ngoài ngôi đền lịch sử đó là bãi bồi Thanh kiếm thần của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là quán cơm của bà chủ quán – người có công trong việc chặt đầu viên tướng đầy ma thuật của quân Nguyễn Mông. Ngoài ra còn có Giếng mắt Rồng, đường kéo thuyền trên dãy núi Phượng Hoàng cùng đôi xương chân của chú Dã Tượng từng lập nhiều chiến công.
Sở hữu nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú được đúc kết từ tinh hoa văn hóa của các lớp người đi trước như: Đền thờ Trần Hưng Đạo, Dược Sơn, dòng Lục Đầu giang, bến Bình Than, cồn Kiếm, năm 2012, di tích lịch sử đền Kiếp Bạc được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt.
Tại khu vực đền Kiếp Bạc, du khách có thể thăm quan các địa điểm như: Sinh từ, đền Nam Tào, đền Bắc Đẩu, vườn Dược Sơn, ao Cháo, sông Vang, hang Tiền hố Thóc, núi Trán Rồng, …
Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong những trung tâm văn hóa, tôn giáo – tín ngưỡng lớn nhất ở khu vực phía Bắc. Hằng năm, tại khu di tích này thường xuyên tổ chức các lễ hội truyền thống gắn với lịch sử cũng như tiếp duy trì, có sức thu hút đặt biệt và trở thành nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của vùng đất Hải Dương.
Khu di tích danh thắng Côn Sơn sẽ là điểm đến tâm linh đặc biệt với mỗi du khách khi đặt chân tới mảnh đất linh thiêng lịch sử này.
Một góc nhìn khác của chùa
Kiến trúc độc đáo của khu di tích
Toàn cảnh chùa Ba Vàng nhìn từ trên cao
Kiến trúc của khu di tích nhìn từ trên cao
Bia Thanh Hư Động là hiện vật độc bản, lưu giữ ngự bút của vua Trần Duệ Tông, có giá trị rất lớn về lịch sử, thư pháp, mang đậm dấu ấn văn hóa thời Trần
Đăng Minh Bảo Tháp
Khu di tích danh thắng Côn Sơn, P. Cộng Hoà, Tp. Chí Linh, T. Hải Dương
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá