Phiên chợ Mường Hum là khu chợ nhỏ được nằm dưới thung lũng, bên cạnh là suối nước ngọt trong vắt, xung quanh chính là những dãy núi đồ sộ cao ngất ngưởng với lớp cây trùng trùng điệp điệp. Đây là chợ phiên cuối tuần nằm ven con suối Mường Hum, không chỉ là nơi giao lưu thương mại mà còn là nơi dành cho người dân vui chơi.
Mường Hum là một xã thuộc huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai. Hiện tại xã có diện tích khoảng 26,9km2, với dân số được tính từ năm 1999 là 1,600 người, mật độ dân số đã đạt tới 57 người/km2. Chợ Mường Hum nằm ở phía bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố khoảng 12km đi về hướng Tây Bắc, vị trí địa lý thuộc:
Đây là nơi có sông Hồng chảy vào Việt Nam, Bát Xát là một huyện thuộc vùng cao biên giới của tỉnh phía tây bắc – tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó, đây còn là địa bàn khá quan trọng về việc phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh. Toàn bộ địa hình của chợ Mường Hum được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật chính là hai dải núi chính được tạo nên từ: Ngòi Phát, suối Quang Kim, suối Lũng Pô. Với địa hình cao dần đỉnh điểm với độ cao gần 3000m, điểm thấp có độ cao khoảng 85m.
Đã có 3 tuyến đường chính: đoạn Quốc Lộ 4D khi đi qua xã Cốc San, xã Tòng Sành. Với tỉnh lộ 156 nối từ Thành phố Lào Cai đi qua xã Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược, Trịnh Tường, Cốc Mỳ, A Lù, Y Tý và tỉnh lộ 158 đi từ xã Bản Vược qua xã Mường Vi, Mường Hum, Dền Sáng, Y Tý. Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi qua các địa bàn của huyện xã Quang Kim, đường Kim Thành – Ngòi Phát. Đặc biệt, du khách nên lựa chọn những xe khách uy tín tránh đi xe máy bởi đây là đường đèo khá nguy hiểm (đối với những người tay lái chưa vững).
Mường Hum chính là chợ phiên đặc biệt của người dân tộc Giáy, người Dao, người Mông sinh sống ở trong thung lũng. Tài nguyên ở đây hết sức dồi dào với sự yên hòa vốn có và những yếu tố đó quyết định để đồng bào chọn đây là điểm điểm tuyệt vời để cư trú và tạo nên khung chợ phiên Mường Hum.
Mường Hum nổi tiếng với bài hát “Suối Mường Hum chảy mãi”, với điệu ví ngọt ngào của người dân tộc đã thể hiện rõ những cung bậc cảm xúc về thiên nhiên đất trời nơi vùng cao mãi tươi mới. Cảm xúc lắng đọng của một danh lam thắng cảnh mà thu hút đông đảo du khách tới đây hằng năm. Đến Mường Hum thăm phiên chợ để biết thêm yêu, thêm quy theo phần yêu hơn những bản sắc dân tộc của Việt Nam. Mường Hum khá biệt lập với thế giới bên ngoài, một phần do địa bàn, bốn phía bao quanh chính là núi non, giăng hàng nhiều hiểm trở thành một lũy. Mường Hum được mệnh danh là nơi tinh hoa hội ngộ của đất trời non nước, là vùng đất của sự đoàn kết các anh em dân tộc trong một khu vực, bởi từ lâu đời cho tới nay đây còn được chọn là “đất lành, chim đậu”
Tại đây không chỉ nổi tiếng với những phiên chợ tình Sapa hay chợ Bắc Hà mà chợ phiên Mường Hum cũng là một trong những phiên chợ khá nổi tiếng ở Lào Cai. Đây là nơi lưu giữ những nét nguyên bản của văn hóa của phiên chợ vùng cao. Để khám phá những nét đặc biệt thì du khách nên lựa chọn ngày Chủ nhật mỗi tuần khi tới đây.
Chợ Mường Hum bán khá nhiều các sản vật được làm tại địa phương. Ấn tượng đầu tiên khi du khách tới đây chắc hẳn là sự tấp nập, đâu đâu chính là những bộ đồ trang phục bắt mắt của người con gái Mông và Dao đỏ, người Hà Nhì. Những cậu bé, cô bé được cõng trên lưng mẹ xuống chợ trong tiếng cười nói rộn ràng. Thời gian gần đây, chợ Mường Hum đón khá nhiều du khách tới thăm quan nên bà con ở đây đã làm homestay nhằm phục vụ cho du khách khi tới đây trải nghiệm của sống vùng núi phía Tây Bắc. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những ngôi nhà sàn nhỏ bé gần khu chợ, đây sẽ là nơi nghỉ ngơi tuyệt vời của du khách.
Bên cạnh là suối Mường Hum nơi những khúc tình ca lặng lẽ của núi non, đất trời chỉ thuộc về mảnh đất nơi đây. Đứng từ trên cao nhìn xuống có thể thấy được rõ một Mường Hum đặc biệt với vẻ đẹp hết sức tuyệt vời được ví như ốc đảo xanh biệt lập. Mùa vàng ở mường Hum thật lộng lẫy bởi những cánh đồng ruộng bậc thang thắm rực xen lẫn với nó là màu xanh của cánh rừng già – núi Lào Thần.
Chợ Mường Hum, X. Mường Hum, H. Bát Xát, T. Lào Cai
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: [email protected]
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá