Thứ Hai
Mở cả ngày
Thứ Ba
Mở cả ngày
Thứ Tư
Mở cả ngày
Thứ Năm
Mở cả ngày
Thứ Sáu
Mở cả ngày
Thứ Bảy
Mở cả ngày
Chủ nhật
Mở cả ngày
Xây dựng từ giữa thế kỷ 15, văn miếu Mao Điền được nhà Hậu Lê mở ra để đào tạo nho sĩ và thờ Khổng Tử. Đến nay văn miếu đã hơn 500 năm tuổi với quy mô lớn và được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Mỗi khi đến du lịch Hải Dương thì văn miếu Mao Điền là địa điểm không thể bỏ qua.
Văn miếu Mao Điền là văn miếu lâu đời thứ 2 ở miền Bắc chỉ sau văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu là nơi kế thừa của văn miếu trấn Hải Dương xưa. Mới ban đầu, nhà Hậu lê cho xây dựng văn miếu để đào tạo nho sĩ kèm với trường thi Hương, đến thời Tây Sơn thì hợp nhất lại trở thành trường đào tạo biết bao thế hệ nho sĩ, cử nhân, tiến sĩ hàng đầu cả nước. Vào thời nhà Mạc đã 4 lần mở khoa thi Hội.
Năm 1948, thực dân Pháp tiến công chiếm đánh vào Mao Điềm, chiếm lấy văn miếu làm căn cứ địa, phá hoại biến văn miếu thành bãi hoang tàn. Mãi đến năm 2002, văn miếu mới được xây dựng và tái tạo lại trở thành điểm tham quan du lịch cho du khách đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Văn miếu Mao Điền nằm tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương. Đường đi vào văn miếu rất thuận lợi do nằm sát bên đường quốc lộ 5, du khách đi theo hướng Hải Dương – Hà Nội có thể nhìn thấy văn miếu Mao Điền từ phía xa.
Văn miếu Mao Điền là công trình quy mô lớn, uy nghi, trang nghiêm và cổ kính. Tổng thể văn miếu rộng tới 3,6ha, được quy hoạch hài hòa có cấu trúc từ trong ra ngoài. Kiến trúc dựng lên theo kiểu chữ Nhị với phần chính gồm 2 tòa lớn 7 gian.
Nghi môn hay cổng chính của văn miếu Mao Điền đứng trước sân ngoài, kiến trúc chia thành Chính môn, Tả môn và Hữu môn xây dạng vòm cuốn. Chính môn đặt ở giữa cao 5,7 m chia làm hai tầng, phía trước có 2 trụ nổi phượng chầu, phía dưới có ô treo đèn lồng, trước mặt có ô treo câu đối. Tả Môn và Hữu môn có cấu trúc nhỏ hơn, mái lợp 2 tầng. Hai bên Nghi môn là tường cao chạy dài xung quanh văn miếu.
Bước qua Nghi môn là sân giữa của văn miếu với 2 nhà bia Tiến sĩ lớn. Mỗi nhà bia có 7 gian, 14 tấm bia trên mai rùa trong đó 1 tấm bia khắc quá trình lịch sử văn miếu, 13 tấm còn lại đề tên 637 các vị tiến sĩ. Mặt trước bia được khắc theo chữ Hán, mặt sau là phiên sang chữ quốc ngữ.
Sau sân giữa có 2 hồ Thiên Quang lớn hình chữ nhật. Chính giữa hồ có cầu đá bắc ngang qua. Hai bên hồ là 2 nhà bia nhỏ hơn ghi lại những lần trùng tu lại văn miếu. Nhà bia lưu lại được 3 tấm bia bằng đá xanh trong có có 2 tấm còn nguyên vẹn, 1 tấm mặt đá đã bị bào mòn. Tấm thứ nhất dựng vào năm 1801, ghi lại lịch sử việc di chuyển văn miếu từ Bình Giang về Cẩm Giàng, đặt tên là “Tân Dậu trọng thu cốc nhật tạo”. Tấm thứ hai tạo năm 1810, ghi lại việc trùng tu văn miếu, hoàn thiện các công trình bên trong: Hậu Cung, lầu chuông, lầu trống; đặt tên là “Trùng tu văn miếu bi ký”.
Hai bên sân trong văn miếu là Lầu chuông Đồng nặng 1042kg và Lầu trống đều được xây dựng bằng gỗ lim, bên cạnh có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Hai phía Đông, Tây có hai dãy nhà Giải vũ nằm đối diện nhau gọi là Đông Vũ, Tây Vũ.
Điện thờ Văn miếu Mao Điền có kiến trúc chữ “nhị” gồm tòa Bái Đường và Hậu Đường. Mỗi tòa lại chia thành 7 gian nhỏ. Bái đường là nơi bái lễ của các bậc quan lại, và là nơi đặt bàn thờ Công Đồng. Trong Bái Đường lưu giữ 2 di vật cổ là chiếc lư hương đá trên bàn thờ công đồng và chiếc khánh đá lưu lại từ thời Tây Sơn. Chiếc khánh được làm bằng đá nguyên khối có âm thanh trong trẻo nhờ tay nghề bậc nhất của người thợ đá thế kỷ 19.
Hậu Đường là nơi đặt bài vị của các vị nho sĩ. Chính giữa là bài vị thờ Khổng Tử, hai bên là 8 bài vị là người thầy Chu Văn An và những người con xuất chúng của tỉnh Hải Dương. Trong đó có vị nữ trạng nguyên duy nhất của cả nước là Nguyễn Thị Duệ.
Tháng 2 hàng năm là thời điểm thích hợp nhất để đến tham quan di tích văn miếu Mao Điền vì đây là tháng mở hội văn miếu. Ngày Đinh đầu tháng 2 sẽ tổ chức lễ tế Khổng Tử để nêu cao truyền thống hiếu học của người dân tỉnh Hải Dương. Du khách đến thăm quan di tích thời điểm này không chỉ được dự lễ tế, dâng hương tưởng nhớ bậc nho sĩ hàng đầu dân tộc mà còn được nghe kể lại câu chuyện về văn miếu và hành trình thăng trầm trong lịch sử văn miếu đã thay đổi như thế nào.
Văn miếu Mao Điền xứng đáng là di sản quý hiếm của Việt Nam. Văn miếu không chỉ là địa điểm lưu giữ dấu tích của ngôi trường chuyên đào tạo ra nho sĩ tài giỏi mà văn miếu còn là nhân chứng sống kể lại cho con cháu mỗi khi muốn tìm về cội nguồn.
Hằng năm, văn miếu thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan
Cấu trúc độc đáo của văn miếu
Xây dựng từ giữa thế kỷ 15, văn miếu Mao Điền được nhà Hậu Lê mở ra để đào tạo nho sĩ và thờ Khổng Tử. Đến nay văn miếu đã hơn 500 năm tuổi với quy mô lớn và được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Mỗi khi đến du lịch Hải Dương thì văn miếu Mao Điền là địa điểm không thể bỏ qua.
Văn miếu Mao Điền, x. Cẩm Điền, H. Cẩm Giàng, T. Hải Dương
TRIPMAP.VN,
Tra cứu thông tin, chỉ dẫn du lịch,
xây dựng hiệp hội bảo vệ quyền lợi
người du lịch Việt Nam.
Email: contact@tripmap.vn
Điện thoại: 0967567834
Văn Phòng: Tầng 3,
ADVER BUILDING, Số 17 Trần
Quốc Nghiễn, P. Hồng Gai,
TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam.
Vui lòng đăng nhập để sử dụng chức năng này
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký mới
Đăng ký tài khoản
Để lại đánh giá